Công cụ hỗ trợ SEO Từ khóa tìm kiếm cho: [SEO] – Cài đặt chi tiết các công cụ phục vụ SEO : Công cụ cần thiết, Công cụ SEO, Công cụ tracking, google analytics, google search console, Công cụ Onpage, Công cụ Onpage Screaming Frog, Screaming Frog, Công cụ onpage SEOQuake, SEOQuake, Công cụ Offpage, Công cụ Offpage Ahref, Công cụ Ahref, Công cụ Offpage SEMrush,

Chỉ mất khoảng 23 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (2 votes)
0 comments
[SEO] – Cài đặt chi tiết các công cụ phục vụ SEO

SEO quan trọng nhất vẫn là theo dõi các chỉ số thật chính xác để có hiệu chỉnh phù hợp. Vậy những công cụ nào có thể đưa ra chỉ số chính xác nhất và thường được sử dụng nhất, cách cài đặt các công cụ đó ra sao cùng TNDiGi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Công cụ tracking: GSC, GA

Công cụ tracking Google Analytics

Google Analytics là gì?

Google Analytics là công cụ miễn phí được phát hành từ chính Google, cho phép người quản trị theo dõi được tình hình hoạt động của website và phân tích hành vi người dùng. Thông qua đó có thể giúp doanh nghiệp lên được những kế hoạch marketing website hiệu quả hơn.

Có rất nhiều người làm marketing, SEO đã lựa chọn công cụ này là công cụ đắc lực để hỗ trợ các công việc Marketing online, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cũng như phát triển doanh nghiệp.

Google Analytics hoạt động như thế nào?

Google Analytics theo dõi website thông qua một mã gọi là ID, mã này ứng với một website kết hợp với đoạn mã script gắn vào phần <head> </head> của website. Đoạn mã này đóng vai trò như một gián điệp, nó sẽ theo dõi tất cả hành vi của người truy cập vào website, các người dùng tương tác với website.

Khi người dùng truy cập vào website nó sẽ tự động tạo ra một ID để lưu lại thông tin của người đó bao gồm: Hành vi, thiết bị, thời gian, vị trí, các trang đã đọc, tương tác…, sau đó dữ liệu này sẽ được xử lý và thống kê lại trên Dashboard của Google Analytics.

Đặc điểm của Google Analytics

Ưu điểm của công cụ:

  • Miễn phí: Công cụ mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng thường không hề rẻ, nhưng Google Analytic là hoàn toàn miễn phí. Nhưng nó sẽ miễn phí đối với chủ sở hữu website, còn người khác sẽ không thể nào theo dõi được chỉ số của website nếu như không có quyền vào khu vực quản trị của website đó
  • Tự động: Quá trình thu thập hoàn toàn tự động, bao gồm các hành động như: theo dõi, xử lý, lập báo cáo… được thực hiện tự động thông qua website và máy chủ Google. Chính vì vậy, bạn chỉ cần lọc ra những chỉ số mà bạn cần để có thể theo dõi dữ liệu trực quan nhất
  • Tiện lợi: Google Analytics được thiết kế tối ưu hóa mọi thiết bị, nền tảng. Người quản trị có thể truy cập bất cứ khi nào mình muốn mà không cần phải sử dụng máy tính đăng nhập
  • Kết nối đa dạng: Sự kết hợp đa dạng của Google Analytics với các công cụ khác của Google như Google Search Console, Google Adsence, Google Adwords… sẽ đưa ra chỉ số chính xác hơn bao giờ hết, giúp người quản trị có nhiều thông tin hơn để đánh giá

Các chỉ số quan trọng mà Google Analytics có thể trả về chính xác:

  • Chi tiết số người truy cập thông qua tìm kiếm từ khóa (Organic traffic), Direct traffic, social (facebook, tumblr…)
  • Trang có số lượng truy cập cao và tỉ lệ thoát
  • Số người truy cập vào từng trang
  • Hành vi người dùng khi truy cập vào trang
  • Lượt traffic mỗi ngày, mỗi tháng (kèm biểu đồ trực quan)
  • Những trang có tỉ lệ thoát cao, trang có nội dung cần cập nhật
  • Thống kê các thiết bị đã truy cập
  • Quốc gia truy cập nhiều nhất (tính theo phần trăm)
  • Tỉ lệ phản hồi của người dùng với website
  •  Lọc được traffic ảo, đánh giá website thông qua các traffic thật

Cách tích hợp Google Analytics vào website

  • Đăng ký/ đăng nhập vào tài khoản Google Analytics
  • Nhập thông tin tài khoản Google Analytics
  • Nhận mã Tracking
  • Gán mã vào website
  • Kiểm tra xem gắn mã thành công hay chưa

Bước 1. Đăng ký/ đăng nhập vào tài khoản Google Analytics

Truy cập vào website: https://analytics.google.com/

Đăng nhập tài khoản (nếu có) hoặc đăng ký bằng Gmail nếu như chưa có tài khoản

Bước 2. Nhập thông tin tài khoản Google Analytics

Sau khi đăng nhập thành công sẽ tự chuyển sang phần tạo tài khoản, bạn sẽ thực hiện thêm các bước nhỏ sau:

– Thiết lập tài khoản (thường là tên công ty, tên website)

– Chọn chỉ số đo lường, thường thì mình chọn tất cả, chọn quy mô công ty,…

– Thiết lập thuộc tính: Tên website, link trang web, danh mục, múi giờ hoạt động

Nếu như có popup yêu cầu đồng ý với các điều khoản, chính sách thì bạn ấn vào ô tick chọn và đồng ý.

Bước 3. Nhận mã Tracking

Sau khi thực hiện các bước, bạn sẽ đến phần xác minh, bạn chọn mã script và copy mã đó.

Bước 4. Gán mã vào website

Để chèn được mã code này vào website thì có nhiều cách như vào FTP, hosting, cài thêm plugin. Nhưng hạn chế của việc này là nó khá phức tạp và cài thêm plugin sẽ khiến cho trang trở nên nặng hơn. Nên mình sẽ hướng dẫn 2 cách tối ưu nhất.

Nếu như bạn đang sử dụng wordpress và theme là Flatsome:

– Bạn vào quản trị -> Flatsome -> Advanced -> Global Settings -> Dán mã tracking đó vào phần Header Scripts (Nhớ ấn lưu lại nhé).

Nếu như bạn dùng wordpress và theme bất kì:

– Bạn vào quản trị -> giao diện -> sửa giao diện -> mở file header.php (Mặc định sẽ là file đó ở giao diện đang được kích hoạt) -> Dán mã tracking đó vào giữa thẻ <head> </head> (nhớ ấn lưu lại nhé).

Bước 5. Kiểm tra xem gắn mã thành công hay chưa

Bạn vào lại phần Google Analytics, nếu báo như này là thành công.

Video hướng dẫn cách cài đặt công cụ Google Analytics

//video hướng dẫn cách cài đặt công cụ Google Analytics đang được cập nhật!

Cách cài đặt công cụ tracking Google Search Console

Google Search Console là gì?

Google Search Console là công cụ miễn phí đến từ Google, giúp cho người làm quản trị website, SEO, Marketing có thể theo dõi hiệu suất website trên trang tìm kiếm của Google.

Nói cách khác, Google search Console hỗ trợ đo lưu lượng truy cập, trạng thái và thứ hạng t khóa, số lượng liên kết và các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến website, thông báo cách khắc phục sự cố website.

Công cụ này khác với Google Analytics ở điểm nó chỉ cung cấp thông tin trả về ở trang kết quả tìm kiếm. Nghĩa là nếu như người dùng tìm kiếm và nhấp vào kết quả thì Google Search Console sẽ theo dõi đến đó, còn khi người dùng vào website và làm gì nữa thì Google Analytics sẽ theo dõi tiếp tục.

Lịch sử thì trước 2015, Google Search Console biết đến với cái tên là Webmaster tools. Sau nhiều cải tiến thì được đổi tên và được gắn liền với cái tên như hiện nay.

Google Search Console là công cụ giúp điều chỉnh chiến lược rất tốt cho SEO, dữ liệu này có thể khai thác đượcc những cơ họi mới, cải thiện hiệu năng và biết được các người truy cập vào website của mình.

Đặc điểm của Google Search Console

Ưu điểm của Google Search Console:

  • Theo dõi được tình trạng thu thập dữ liệu
  • Khai báo nội dung mới với Google
  • Theo dõi lượng truy cập vào website, tỉ lệ click, tỉ lệ xuất hiện
  • Thứ hạng từ khóa, số lần hiển thị
  • Xử lý vấn đề liên quan đến di động
  • Theo dõi link nội bộ, backlink, anchor text
  • Thông báo tự động các chỉ số quan trọng và lỗi website (nếu có)

Các chỉ số có thể trả về chính xác:

  • Số trang, bài viết index, không index
  • Tỉ lệ click
  • Thứ hạng, số lượng từ khóa
  • Thống kê số lượng liên kết, liên kết trỏ về
  • Tình trang website

Cách cài đặt Google Search Console với website

  • Đăng nhập vào Search Console
  • Nhập domain của website
  • Xác thực website
  • Kiểm tra cài đặt thành công hay chưa

Bước 1. Đăng nhập vào Search Console

Truy cập vào website: https://search.google.com/

Đăng nhập tài khoản (nếu có) hoặc đăng ký bằng Gmail nếu như chưa có tài khoản. Thông thường với cách làm của mình thì mình sẽ đăng ký cùng tài khoản gmail của Google Analytics.

Bước 2. Nhập domain của website

Ở đây có 2 tùy chọn là Domain và Tiền tố URL.

  • Ở mức độ domain thì nó sẽ nhận tất cả, bao gồm cả subdomain. Nghĩa là nếu như tên miền của bạn có tồn tại 2 website là domain.com và blog.domain.com thì nó sẽ nhận cả 2
  • Ở mức độ Tiền tố URL thì nó chỉ nhận đúng URL mà bạn khai báo

Lời khuyên ở đây là bạn nên sử dụng Tiền tố URL vì hiện nay vô cùng ít website sử dụng Subdomain để làm website độc lập.

Bước 3. Xác thực website

Bước này là dùng để xác minh rằng bạn có quyền truy cập vào website. Quá trình này sẽ khác nhau ở mỗi lựa chọn và ở mức độ Domain thì nó khá khó.

Với domain:

Bạn cần xác thực thông qua nhà cung cấp DNS.

Bạn chọn đúng DNS nhà cung cấp trong dropdown.

Sau đó copy đoạn TXT từ Google.

Mở trang đăng ký tên miền, vào phần quản lý DNS record để add vào.

Nói chung việc xác thực qua DNS nó sẽ mất thời gian để cập nhật (lên đến 72h) nên lời khuyên là bạn không nên làm cách này.

Với tiền tố URL:

Nếu bạn đăng ký cùng tài khoản Google Analytics đã được xác minh thì bạn chọn tùy chọn xác minh bằng Google Analytics cho dễ dàng.

Còn nếu bạn không đăng ký cùng tài khoản hay chưa xác minh với Google Analytics, bạn sẽ xác minh thông qua HTML tag (cách dễ nhất so với các cách còn lại).

– Bạn chọn xác minh bằng HTML tag.

– Copy mã, dán vào bên dưới hoặc bên trên thẻ Script của Google Analytics mà mình đã hướng dẫn ở trên.

– Nhấn lưu, quay lại Google search console nhấn xác minh.

Bước 4. Kiểm tra cài đặt thành công hay chưa

Nếu như thông báo như này nghĩa là bạn đã xác minh thành công.

Video hướng dẫn cách cài đặt công cụ Google Search Console

//video hướng dẫn cách cài đặt công cụ Google Search Console đang được cập nhật!

Link hình ảnh: https://vietnix.vn/google-search-console/

Công cụ Onpage: Screaming frog, SEO Quake

Công cụ Onpage Screaming frog

Đã là SEOer mà không biết đến công cụ này thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn. Screaming Frog là một trong những công cụ có thể đưa ra chính xác các chỉ số trên website mà bạn cần tối ưu. Nếu như một wesbite không được tối ưu tốt thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thứ hạng cũng như hiệu quả sử dụng.

Vì vậy Screaming Frog được sử dụng thường xuyên khi Audit website, và mình sẽ giới thiệu cho bạn kỹ hơn ở nội dung bên dưới.

Screaming Frog là gì?

Screaming Frog là công cụ được cài đặt trên máy tính (nó là phần mềm) giúp thu thập các dữ liệu của website như hình ảnh, liên kết, nội dung đến từ góc độ SEO. Hiểu đơn giản hơn thì công cụ này nó là một tool có thể cào được dữ liệu như cách mà các bot Google nhìn thấy khi cào website của bạn.

Công cụ này có thể chạy trên đa nền tảng như Window, OS, Linux. Dù đây là công cụ trả phí nhưng nó vô cùng đáng giá để sử dụng.

Các tính năng của công cụ Screaming Frog

Kiểm tra các mã phản hồi của website

Kiểm tra cấu trúc URLs

Kiểm tra các tiêu đề trên trang

Kiểm tra các thẻ mô tả meta description trên trang

Kiểm tra H1, H2 của trang

Kiểm tra tối ưu hình ảnh

Xem trước và kiểm tra hiển thị trên công cụ tìm kiếm

Phân tích độ sâu thu thập dữ liệu

Tìm và đề xuất xử lý các trang chưa đạt (nội dung ngắn, trùng title, heading…)

Kiểm tra Anchortext

Kiểm tra internal, external link trên trang

Sự khác biệt giữa phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí

Ở phiên bản miễn phí:

Bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí nhưng bị giới hạn số lượng crawl và tính năng. cụ thể thì bạn có thể có được các tính năng sau:

  • Tìm các liên kết bị hỏng, lỗi, chuyển hướng
  • Mã chuyển hướng của mỗi liên kết
  • Phân tích tiêu đề và các thẻ Meta
  • Kiểm tra thuộc tính hreflang
  • Kiểm tra các trang bị trùng lặp
  • Tạo sơ đồ trang web XML
  • Giới hạn 500 URL có thể quét

Ở phiên bản trả phí:

Với mức giá  £149.00/năm (tương đương khoảng 3.843.400đ/năm) thì ngoài các tính năng miễn phí, bạn còn có thể:

  • Lập kế hoạch, thu thập thông tin cấu hình, tải xuống và tải lên các thông tin đã tìm kiếm
  • Kết xuất Javascript
  • File Robot.txt tùy chỉnh
  • Thu thập và xác thực AMP
  • Tìm kiếm mã nguồn tùy chỉnh
  • Tích hợp GA – Google Analytics
  • Tích hợp bảng điều khiển tìm kiếm
  • Tích hợp thông tin chi tiết PageSpeed
  • Lưu trữ và xem HTML thô
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Không giới hạn số lượng URL có thể quét

Cách tải và cài đặt công cụ Screaming Frog

Bước 1. Tải công cụ từ trang chủ của ScreamingFrog

  • Bạn truy cập vào https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/ để truy cập vào website của Screaming Frog
  • Ấn nút Download
  • Lựa chọn hệ điều hành của bạn (thông thường thì website sẽ tự chọn) để tự động tải về

Bước 2. Cài đặt công cụ Screaming Frog

  • Bạn chỉ cần mở công cụ
  • Ấn next cho đến khi kết thúc
  • Nếu có tùy chọn nào thì bạn có thể chọn theo nhu cầu của mình

Bước 3. Kích hoạt bản quyền công cụ

  • Ở phiên bản miễn phí thì bạn chỉ có thể crawl 500 URL
  • Ở phiên bản trả phí thì công cụ có thể Crawl không giới hạn (Ohhh, nó có giới hạn chứ, giới hạn ở dung lượng RAM và ổ cứng của bạn)
  • Mình luôn khuyến khích bạn mua bản trả phí để ủng hộ nhà phát triển, nhưng nếu điều kiện bạn còn hạn chế thì mình sẽ chia sẻ bạn một vài tài khoản có thể sử dụng nhé (Nếu không còn tài khoản nào sử dụng được thì bạn liên hệ với mình để mình cập nhật nhé).
    • Name: VietCodersSEO | Licence Key: 9AA0767301-1676650415-823DD2EBC4
    • Name: VietCodersTeam | Licence Key: 63998A6F68-1676650350-1C0A9B28D7
    • Name: VietCoders | Licence Key: 0C51EAC54C-1676650175-D409DA09DE
    • Name: crookmaster | Licence Key: F72E448B80-1623596289-A1BCA833FA
    • Name: husker101 | Licence Key: 91A533D469-1646693739-4FBAD81478
    • Name: VanAnhTo | Licence Key: 5974E48DFF-1638269235-69C7FBB0E7
    • Name: ToAnhVan | Licence Key: B0346ABEEC-1638269275-3AFE6260CA
    • Name: seonhangheo | Licence Key: ED044EFECA-1638269394-26F847622A
    • Name: SeoMXH | Licence Key: 3B0E6AC227-1638269586-CD95ECA804

* Cách kích hoạt bằng key Screaming Frog:

Dù là dùng chung tài khoản nhưng nó không hề lưu thông tin gì nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nhé.

  • Bước 1. Bạn vào menu Licence, chọn Enter Licence
  • Bước 2. Bạn điền thông tin Key Screaming Frog
  • Bước 3. Bạn chờ hệ thống kiểm tra, tự động check thành công, bạn nhấn OK để đóng tab và sử dụng (nếu hệ thống yêu cầu khởi động lại thì bạn có thể tắt và khởi động lại ứng dụng nhé)

Video hướng dẫn tải và cài đặt và kích hoạt bằng key công cụ Screaming Frog

//Video hướng dẫn tải và cài đặt công cụ và kích hoạt bằng key công cụ Screaming Frog đang được cập nhật!

Công cụ Onpage SEO Quake

Kiểm tra chính xác tình trạng SEO của một trang chưa bao giờ là dễ nhờ sự hỗ trợ của công cụ Onpage SEOQuake. Ở phần này mình sẽ giới thiệu cho bạn rằng SEOQuake có thể làm được gì nhé!

SEOQuake là gì?

SEOQuake là một công cụ có thể được tính hợp trên chính trình duyệt của bạn thông qua trình “tiện ích mở rộng – Extensions” của Chrome, Firefox, Opera.

Công cụ này có khả năng cung cấp các thông tin có trên 1 trang như Mật độ từ khóa, kiểm tra SEO, phân tích liên kết, anchor text và các số liệu khác.

Khi nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ mất hàng giờ để có thể tìm hiểu mức độ cạnh tranh của từ khóa thông qua kết quả phân tích SERP cùng các số liệu khác nhau liên quan đến SERP. Và SEOQuake sẽ là giải pháp hỗ trợ tối đa cho bạn.

Các tính năng của công cụ SEOQuake

Chỉ cần cài đặt công cụ, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian + chi phí để có được các số liệu Alexa rank, độ tuổi domain, SEMRush ranking, thông tin domain…

SEOQuake được đông đảo quản trị viên và chuyên viên SEO sử dụng nhờ các công dụng tuyệt vời như;

  • Cung cấp SEO Overview của bất kì trang nào trên website bất kì
  • Tìm kiếm Keyword Difficulty
  • Phân tích liên kết (liên kết nội bộ, liên kết ngoài trang, anchor text, dofollow link, nofollow link…)
  • Phân tích chi tiết backlink
  • So sánh Domain với URL

Cách cài đặt công cụ Onpage SEOQuake cho trình duyệt

Bước 1. Bạn cài đặt công cụ thông qua Chrome web store với từ khóa “SEOQuake” hoặc truy cập đường dẫn.

Bước 2. Ấn cài đặt như bình thường, nếu có yêu cầu quyền truy cập bạn cứ cung cấp nhé

Bước 3. Sử dụng: Bạn vào 1 trang bất kì muốn phân tích và ấn vào biểu tượng công cụ trên phần Extension của trình duyệt, nó sẽ điều hướng bạn đến trang chi tiết phân tích được.

Video hướng dẫn tổng quan về cách cài đặt và sử dụng SEOQuake

//Video hướng dẫn tổng quan về cách cài đặt và sử dụng SEOQuake đang được cập nhật

Công cụ Offpage: Ahref, SEMrush

Công cụ Offpage Ahref

 Công cụ Ahref là gì

Ahref là công cụ được sử dụng nhiều nhất bởi sự đa dạng các chỉ số mà nó mang lại. Ahref có một lượng cơ sở dữ liệu cực kì lớn với lượng thông tin cập nhật 15-30 phút/lần.

Ahref là công cụ có thể phân tích website bất kì và đưa ra chỉ số như Backlink, Domain, Internal link, Keyword, Anchor text, rank, traffic, Keyword position…

Ahref cũng có thể coi gần như Google, cũng có các con bot di chuyển trong môi trường Internet 24/7 để dò tìm và thu thập dữ liệu mọi website, xem cách các trang được liên kết với nhau và xếp hạng chúng.

Ahref sẽ thu thập được 4 chỉ số:

  • Chỉ số về nội dung được index
  • Chỉ số về từ khóa tìm kiếm
  • Chỉ số về lượng tìm kiếm
  • Chỉ số về Backlink

Các tính năng quan trọng của Ahref

  • Thống kê về số lượng backlink trỏ về website/URL
  • Thống kê backlink bị mất hoặc bị xóa
  • Mật độ từ khóa – Anchor text
  • Thống kê số lượng IPs trỏ về website/URL
  • Thống kê tổng số liên kết nội bộ
  • Thống kê số lượng từ khóa
  • Thống kê website đang cạnh tranh thứ hạng từ khóa với lĩnh vực của bạn
  • Thống kê trang có traffic tốt nhất trên website
  • Thống kê những từ khóa có xếp hạng cao mà bạn chưa có
  • Kiểm tra trang có liên kết, nội dung tốt nhất trên website
  • Kiểm tra sự tăng trưởng về backlink của một URL bất kì
  • Thống kê số lượng link out
  • Tìm kiếm, công cụ nghiên cứu từ khóa
  • Tìm kiếm, đề xuất nội dung liên quan
  • Audit website
  • Kiểm tra thứ hạng từ khóa
  • Chặn, từ chối các liên kết xấu

Lưu ý: đây chỉ là chỉ số do Ahref sắp xếp, không phải do Google thống kê nên nó chỉ mang tính chất tham khảo

Bảng giá sử dụng công cụ Ahref

Ahref cung cấp cho bạn nhiều dữ liệu và tính năng hữu ích nên giá không hề rẻ. Nhưng sự linh hoạt giữa các gói giao động từ $99 đến $999 /tháng và gói dùng thử là $7/7 ngày vẫn được sự tin tưởng sử dụng của nhiều SEOer.

Ở Việt Nam có một vài nơi cung cấp với giá rẻ hơn bằng cách dùng chung, nhưng theo mình đánh giá thì vẫn khá cao (giao động từ 200k/15 lần sử dụng / tháng). Nhưng nếu bạn biết cách tận dụng thì nó là con số cực kì xứng đáng.

Bạn cũng có thể sử dụng phiên bản miễn phí với những tính năng bị cắt bỏ (mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt ở video bên dưới)

Video hướng dẫn cách cài đặt và giới thiệu tổng quan về Ahref

//Video hướng dẫn cách cài đặt và giới thiệu tổng quan về Ahref đang được cập nhật!

Công cụ Offpage SEMrush

SEMrush là gì?

SEMrush là công cụ phân tích các chỉ số của website và SEO website hiệu quả. Công cụ này có thể nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh các tính năng đó, SEMrush còn có thể giúp bạn tối ưu SEO và chiến lược Google Ads tốt nhất.

Các tính năng quan trọng của SEMrush

SEMrush có giao diện thân thiện với tất cả đối tượng người dùng, đóng góp một phần rất lớn trong thành công của các chiến dịch SEO. Với SEMrush, bạn có thể gắn các website dưới dạng “Projects”, trong mỗi Project bạn có thể thiết lập từng công cụ hay chỉ số khác nhau.

SEMrush hỗ trợ:

  • Theo dõi Organic Ranking
  • Tối ưu chiến dịch PPC
  • Nâng tầm content marketing cho doanh nghiệp
  • Đơn giản hóa các thiết lập báo cáo
  • Đo lường và theo dõi hiệu quả các hoạt động trên mạng xã hội

Các tính năng chính của SEMrush:

  • Organic Research – thông tin về lượt truy cập tự nhiên
  • Traffic Analytics – phân tích lưu lượng truy cập
  • Paid Search – công cụ tìm kiếm có tính phí
  • Keyword Gap – danh sách từ khóa và ranking của nó trên các website đối thủ
  • Keyword Overview – thông tin cơ bản của một từ khóa
  • Keyword Magic tool – công cụ nghiên cứu từ khóa
  • Keyword Difficulty – độ khó từ khóa
  • Position tracking – theo dõi thứ hạng
  • Site Audit – thông tin để chỉnh sửa website
  • Content template – gợi ý outline bài viết chứa nhiều từ khóa LSI Keywords
  • Organic Traffic Insights – làm mới dữ liệu keyword từ Google Analytics
  • Link Building – xây dựng liên kết
  • Onpage SEO Checker – chỉnh sửa nội dung trang
  • Social Media Toolkit – phân tích các phương tiện truyền thông xã hội

Video hướng dẫn cài đặt và giới thiệu tính năng công cụ SEMrush

//Video hướng dẫn cài đặt và giới thiệu tính năng công cụ SEMrush đang được cập nhật!

Kết thúc phần 2

Qua bài viết này bạn không cần nhớ gì nhiều, bạn chỉ cần biết tổng quan và có thể thiết lập được các công cụ cần thiết. Vì đây chỉ là nội dung hướng dẫn cài đặt nên mình sẽ có bài viết nói về cách sử dụng công cụ sau. Có thể bạn thấy nó dư thừa, nhưng nó hữu ích (mình tin là vậy). Bạn có thể bỏ qua bài học này hoặc làm theo bài viết. Và nếu như bạn có bất kì khó khăn gì thì đừng ngần ngại liên hệ với mình, mình luôn thường trực ở đây và sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn nhanh nhất có thể.

Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau.

Theo dõi bài viết sau tại đây hoặc quay về danh mục SEO Coaching nhé.

[SEO] – Cài đặt chi tiết các công cụ phục vụ SEO sử dụng từ khóa: Công cụ cần thiết - Công cụ SEO - Công cụ tracking - google analytics - google search console - Công cụ Onpage - Công cụ Onpage Screaming Frog - Screaming Frog - Công cụ onpage SEOQuake - SEOQuake - Công cụ Offpage - Công cụ Offpage Ahref - Công cụ Ahref - Công cụ Offpage SEMrush -
Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Bài viết [SEO] – Cài đặt chi tiết các công cụ phục vụ SEO sử dụng từ khóa để tìm kiếm là: Công cụ cần thiết - Công cụ SEO - Công cụ tracking - google analytics - google search console - Công cụ Onpage - Công cụ Onpage Screaming Frog - Screaming Frog - Công cụ onpage SEOQuake - SEOQuake - Công cụ Offpage - Công cụ Offpage Ahref - Công cụ Ahref - Công cụ Offpage SEMrush - TN Digital
Vote bài viết:
5/5 (2 votes)