
Chỉ mất khoảng 5 phút để nắm hết nội dung!
Pagination là gì? Có phải tất cả các website đều hiển thị thông tin đầy đủ trên một trang? Vì sao cần nhiều trang đích để cải thiện điều hướng. Liệu phân chia như vậy có thật sự cần thiết? Cùng TNDigi tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Pagination là gì
Pagination – là phân trang. Nó là quá trình kết nối các chuỗi nội dung các trang tương tự nhau. Nó là kỹ thuật dùng các thẻ rel=”next” và rel=”prev” để kết nối giữa các trang có nội dung tương tự nhau hoặc gần tương tự nhau thành một chuỗi trang.
Việc phân chia này nó khiến cho người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi tìm kiếm thông tin có những nét tương đồng.

Vì sao cần Pagination?
Phân trang pagination mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như:
- Tăng trải nghiệm người dùng, người dùng thông qua các phân trang sẽ tìm được nhiều thông tin mà họ muốn hơn.
- Việc chia nhỏ thông tin giúp hạn chế quá tải trên một trang, tăng hiệu suất tải trang. Người quản trị sẽ dễ phát triển và quản lý nội dung trên các trang.
- Ngoài ra nó còn điều hướng khách hàng tốt hơn, giảm tỉ lệ bounce rate, thu hút người đọc nội dung.
Pagination ảnh hưởng gì đến SEO
Pagination ảnh hưởng đến SEO, giúp đáp ứng được hướng phát triển người dùng trên website, tối ưu người dùng tốt, tránh quá tải, cải thiện thời gian tải trang giúp tăng giá trị và thu hút người dùng.
Người quản trị có thể thông qua điều hướng trang để quản lý thông tin hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, điều này cũng có nhiều hạn chế, nếu phân trang không chuyên nghiệp có thể khiến cho chất lượng giảm, gây nhàm chán cho người dùng. Đặc biệt có thể gây trùng lặp nội dung – và đây cũng là một lỗi cực kì nghiêm trọng trong SEO.
Khi triển khai phân trang, bạn cần có kiến thức chuyên sâu để đảm bảo tối ưu hóa, cần có những hành động rõ ràng và không bị nhầm lẫn bất kì bước nào.
Cách triển khai Pagination chính xác
Nếu như bạn không phải là một người am hiểu cơ bản về lập trình thì bạn nên tìm hoặc liên hệ với đội ngũ IT hỗ trợ, nhưng nếu bạn tập trung thì bạn cũng có thể thực hiện thành công theo từng bước mình hướng dẫn dưới đây:
Kiểm tra chức năng phân trang

Bạn có thể kiểm tra thông qua thẻ canonical trong trang, bạn mở source code (Ctrl + U), mở ô tìm kiếm (Ctrl + F) sau đó nhập “canonical” để kiểm tra phân trang. Hoặc bạn có thể dùng các công cụ khác như Google index, Datametric nhưng mình thấy cách trên là dễ nhất nên bạn hãy sử dụng nó nhé.
Khi kiểm tra thì bạn xem thử phân trang này có cùng từ khóa hay không, nếu trùng từ khóa sẽ không tốt, hãy thay đổi thành từ khóa tương đồng hoặc từ khóa liên quan.
Khi làm được điều đó thì bạn nhanh chóng cải thiện để phân trang được hoạt động tốt hơn.
Chú trong nội dung khi phân trang
Nội dung khi phân trang cần được Unique – không trùng lặp. Google luôn đánh giá cao việc nội dung luôn mới và không bị trùng lặp với bất kì trang nào. Khi nội dung được đảm bảo thì phân trang sẽ được đánh giá cao, nhưng nếu nội dung không đảm bảo thì nó không mang lại hiệu quả nhiều.
Chiến lược về từ khóa
Nếu như các từ khóa giống nhau sẽ dẫn đến việc các từ khóa “ăn thịt lẫn nhau”. Nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược từ khóa của bạn.
Tìm hiểu cách sử dụng thẻ canonical
Google sẽ đánh giá cao việc phân trang của bạn, bạn nên dùng kèm thẻ rel=”canonical” theo cấu trúc:
<link rel=”canonical” href=”https://domain/products.view-all.html”>
Với thẻ này, các bot sẽ nhận biết được nội dung đã phân trang hay chưa và xác định được nội dung là phân trang chứ không phải là trùng lặp.
Nắm rõ cấu trúc website
Kỹ thuật này là điều hướng nhiều chiều, người dùng có tùy chọn khi truy cập phân trang. Việc tạo bộ lọc sẽ giúp dễ hơn, các Google bot từ đó cũng dễ thu thập và index nội dung hơn.
Bạn đang xem bài viết: Paginantion là gì? Cách triển khai cho website
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
27 Tháng Mười, 2022