
Chỉ mất khoảng 14 phút để nắm hết nội dung!
Sau Web 1.0, web 2.0 đang làm mưa làm gió lĩnh vực công nghệ thông tin. WEB 3 đang dần nở rộ nhưng được kì vọng là mang tới kỷ nguyên trên internet. Tuy Web 3.0 vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng nó sẽ mang lại nhiều thay đổi trong tương lai. Vậy cụ thể thì Web 3.0 là gì? Vì sao nó được coi là xu hướng phát triển của thương mại điện tử trong tương lai? Cùng TNDigi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Web3 là gì? Khái niệm web 3.0
Web3 là thế hệ thứ 3 của internet, là nơi tạo ra trang web và ứng dụng có thể kết nối dữ liệu với nhau theo cách phi tập trung, nằm mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, cá nhân hóa trải nghiệm nhiều hơn. Khác biệt lớn nhất với weB 1.0, web 2.0 thì web 3.0 được xây dựng bằng trí tuệ nhân tạo, máy học – Machine learning và web ngữ nghĩa – Semantic web, kết hợp với hệ thống bảo mật Blockchain giữ cho webiste luôn được bảo mật an toàn.
Web 3 tập trung vào tính mở và tối ưu thêm tiện ích giúp internet trở nên chân thực hơn, với lại vì web 3.0 có tính chất phi tập trung kết hợp với mạng lưới Blockchain nên nhiều người có thể truy cập cùng một lúc.
Ví dụ cho dễ hình dung ha: như bạn đang lái xe, tha vì bạn phải tự search tìm kiếm khi muốn tìm đường thì với web3, bạn chỉ cần “tôi muốn đến địa điểm X”, hệ thống sẽ tự chọn đường cho bạn mà bạn không cần phải thao tác gì thêm.
Sơ lược về các thế hệ web
Hiểu rõ về các thế hệ web giúp bạn có cái nhì tổng quan hơn về web. Cùng theo dõi biểu đồ phát triển web qua 3 thế hệ nhé:

Web 1.0 – Hiển thị thông tin
WEB 1.0 – hay còn gọi là Static web – là website hiển thị thông tin. Đây là thế hệ đầu tiên cùng với sự xuất hiện của Internet trên thế giới vào năm 1989. Web 1.0 này giúp người dùng tiếp cận thông tin từ xa thông qua internet.
Tại thời điểm đó, web 1.0 chỉ là những dòng text được gắn link dẫn đến bài viết, người dùng chỉ có thể tra cứu thông tin mà không được phép tương tác với thông tin mình đọc. Việc đăng tải nội dung vào thế hệ này vô cùng khó khăn.
Hiểu đơn giản hơn thì nó chỉ là những tập tin từ phía giao diện người dùng mà không có bất kì hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào.
WEB 2.0 – Chuyển giao thông tin
Sự xuất hiện của WEB2.0 đã giải quyết được những phát sinh, người dùng có thể tương tác với website như đăng ký thông tin, tạo mạng xã hội riêng, đăng tải nội dung, để lại bình luận…
Phát triển hơn với web 1.0 thì web 2.0 giờ đây đã có thêm hệ quản trị cơ sở dữ liệu như Mongodb, SQL, mySQL, các ngôn ngữ Backend như NodeIS, Java, PHP.
Nhờ sự phát triển của web 2.0 mà mọi người có thể tương tác, tiếp cận với nhau một cách dễ dàng mà không gặp bất kì trở ngại gì về không gian, thời gian hay cụ thể hơn là khoản cách địa lý.
Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển thì các ông lớn như Facebook, Twitter đã dần thống trị và khai thách thông tin người dùng nhằm chuộc lợi cho bản thân. Điều này đã tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ, rất khó để xóa bỏ việc trên, dẫn đến sự ra đời của web 3.0 – thế hệ web mới nhất hiện nay.
WEB 3.0 – Chuyển giao giá trị
Web 3.0 – Semantic web cho phép người dùng tạo các ứng dụng, trang web thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại như AI, Big Data, Máy học Machine learning.
Khi WEB 3.0 dần trở nên phổ biến, các ông lớn sẽ không phải là người sở hữu thông tin của người dùng nữa, và bất kì ai cũng không thể tiếp cận thông tin đó cho bất cứ mục đích nào.
Thực tế thì WEB 3.0 cũng được phát triển dựa trên WEB 2.0, nhưng cơ sở dữ liệu sẽ được thay thế bởi Blockchain và hệ sinh thái Blockchain.
Bảng so sánh khác biệt giữa WEB 1.0, WEB 2.0 và WEB 3.0
WEB 1.0 | WEB 2.0 | WEB 3.0 |
Đây là mạng internet đầu tiên và đáng tin cậy nhất vào năm 1990 | WEB 2.0 đã tạo tính tương tac với người dùng hơn rất nhiều. Người dùng có thể tạo Podcast, gắn thẻ, viết Blog, bình luận… | WEB 3.0 là bước đột phát trong internet, nó cho phép WEB3 hiểu dữ liệu theo cách giống con người |
Nó là một trang tĩnh mà không có tương tác người dùng hay cơ sở dữ liệu | Phát triển mạnh mẽ nhất l à mạng xã hội và ngày càng được chia sẻ rộng rãi | WEB3 sử dụng AI, Machine learning, Blockchain cung cấp cho người dùng thông tin mà họ cần |
Khó khăn trong việc xác thực thông tin vì không có thuật toán để duyệt qua các trang web | WEB2 mang tính tương tác cao hơn, dữ liệu thuộc những gã khổng lồ công nghệ, nên có thể xác định được giá trị thông tin tốt hơn | WEB3 cho phép tạo và phân phối thông tin tố hơn, phù hợp cho từng người dùng trên Internet |
Hoạt động 1989-2005 | Hoạt động 1999-2012 | Hoạt động và đang phát triển từ 2006 đến nay |
Tập trung vào công ty | Tập trung vào cộng đồng | Tập trung vào cá nhân |
Thư mục | Gắn thẻ người dùng | Hành vi người dùng |
Page views – lượt xem trang | Cost per click – Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột | User engagement – Cam kết của người dùng |
Web trực quan/tương tác | Web có thể lập trình | Web dữ liệu liên kết |
Trang web | Điểm cuối dịch vụ WEB | Không gian dữ liệu |
HTML/HTTP/URL/Tổng | XML/RSS | RDF/RDFS/OWL |
Page views – lượt xem trang | Cost per click – Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột | User engagement – Cam kết của người dùng |

Web 3.0 hoạt động như thế nào?
Với web 2.0, người dùng sẽ cần phải tương tác với giao diện người dùng trên trình duyệt, sau đó thông qua server, dữ liệu sẽ được truyền về backend xử lý và trả lại thông tin cho người dùng thì với web3, dữ liệu sẽ được ghi lại trong Blockchain theo cách phi tập trung – dược duy trì bởi nút “ẩn danh” trên web, nhờ đó mà tăng cường bảo mật và tính toàn vẹn của dữ liệu.
Đặc điểm nổi bật của WEB 3.0 là gì?
Semantic web: web sẽ hiển thị nội dung dựa trên việc phân tích ý nghĩa của từ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trí tuệ AI: Nhờ việc áp dụng AI với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, web 3.0 có thể hiểu thông tin giống như con người và mang lại kết quả chính xác hơn trong thời gian ngắn.
Đồ họa 3D: Web có thiết kế không gian 3 chiều, ứng dụng có thể cung cấp hình ảnh một cách trực quan và rõ ràng nhất, điểm hình như thế giới ảo Metaverse, hay kính VISION OS của Apple.
Không có trung gian: Vì dữ liệu được phân bố phi tập trung, tại đó, các giao dịch sẽ được trao đổi trực tiếp mà không còn phụ thuộc vào nền tảng thanh toán nào như ngân hàng.
Ngăn chặn vi phạm dữ liệu: Dữ liệu sẽ do bạn kiểm soát nên không thể bị xâm nhập bởi bất kì ai, bởi vì nếu muốn kiểm soát dữ liệu của bạn thì tin tặc phải khống chế được mạng lưới Blockchain – và đây là điều không dễ dàng.
Dữ liệu sẽ tồn tại mãi mãi: Chỉ cần internet còn hoạt động thì dữ liệu trên WEB 3.0 sẽ tồn tại mãi. Không có ai có quyền truy cập hay chỉnh sửa nó.
Bảo mật và đáng tin cậy: Công nghệ Blockchain đảm bảo thông tin được minh bạch và đáng tin cậy. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề bảo mật quyền riêng tư vì tất cả dữ liệu của bạn sẽ được bảo vệ.
Cấu trúc của WEB 3.0 như thế nào?
Có 4 điểm quan trọng tại nên web 3.0:
Ethereum Blockchain – là các máy trạng thái cho phép truy cập toàn cầu bởi mạng lưới nút ngang hàng. Nó không thuộc sở hữu của ai, bạn có thể ghi mã vào đó nhưng không thể cập nhật dữ liệu lên đó.
Smart Contract – là chương trình chạy trên các máy trạng thái nhằm xác định logic trước và sau khi thay đổi trạng thái. Nó được viết bởi ngôn ngữ cấp cao như Vype, Solidity…
Máy ảo Ethereum – EVM – dùng để thực thi logic được xác định bởi các Smart Contract. Vai trò chính là xử lý các thay đổi trang thái tại các máy trạng thái.
Front End – là giao diện người dùng, đóng vai trò xác định logic giao diện người dùng và kết nối với Smart Contract để xác định logic ứng dụng.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế Website giá tốt
Lợi ích của WEB 3.0 là gì?
WEB 3 được xem là sự tiến bộ nhất trong lịch sử phát triển web, và nó có thể:
Tăng cường bảo mật và riêng tư
WEB3 sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin người dùng, dữ liệu sẽ an toàn hơn bao giờ hết. Ngoài ra nhờ công nghệ chuỗi khối cho phép các giao dịch an toàn hơn.
Tăng tính tương tác và linh hoạt
WEB3 cho phép người dùng tương tác nhiều hơn, người dùng có thể truy cập nhiều nguồn thông tin cùng lúc mà không cần phải rời khỏi trang mà họ đang truy cập.
Tính minh bạch cao hơn
Dù người dùng cuối sử dụng nền tảng Blockchain nào thì đều có thể theo dõi và inspect code từ nền tảng đó. Dữ liệu sẽ rất khó bị sửa đổi, do đó dễ dàng hơn cho việc kiểm soát.
Phạm vi tiếp cận toàn cầu lớn hơn
Với tính tương tác và linh hoạt tăng lên, WEB3 có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn, có nghĩa là sẽ tiếp cận khách hàng toàn cầu dễ dàng hơn khi sử dụng WEB3.
Tạo một hồ sơ duy nhất
Người dùng sẽ không cần tạo tài khoản ở mỗi nền tảng như trước đây. Người dùng có quyền quyết định chia sẻ thông tin hay bán thông tin của mình hay không, và không có công ty nào có thể truy cập vào data của họ.
Xử lý dữ liệu nâng cao
WEB3 cho phép tích hợp trí tuệ nhân tạo để phân tích lượng lớn dữ liệu, do đó trải nghiệm người dùng có khả năng tìm kiếm thông tin trên web tốt hơn.
Ưu và nhược điểm của WEB 3 là gì?
Ưu điểm của WEB 3.0:
- Quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu
- Dữ liệu được lưu trữ liên tục
- Minh bạch và đáng tin cậy
- Dễ dàng tiếp cận dữ liệu mở
- Nền tảng mở rộng hoàn toàn
- Xử lý dữ liệu nâng cao
- Loại bỏ trung gian – hoạt động không ngừng nghỉ
Nhược điểm của web 3.0:
- Yêu cầu thiết bị nâng cao
- Khả năng áp dụng rộng rãi còn hạn chế
- Nhu cầu quản lý danh tiếng tăng
- Chức năng phức tạp, chi phí cao
- Tốc độ xử lý chậm và khả năng tiếp cận giảm
- Nhiều dữ liệu rác
WEB 3.0 được ứng dụng như thế nào?
- NFT – Non-fungible tokens, là thuật ngữ dùng để chỉ các token duy nhất được lưu trữ trong blockchain với cryptographic hash – hàm băm mật mã.
- DeFi: – Decentralized Finance – là tài chính phi tập trung. Đây là một ứng dụng chứa blockchain phi tập trung, được sử dụng để làm cơ sở cho các dịch vụ tài chính. Với DeFi, người dùng sẽ không bị ràng buộc hay chịu kiểm soát của các cơ sở hạ tầng ngân hàng tập trung như truyền thống.
- Tiền điện tử: Tiền điện tử được tạo ra từ Web 3.0 với mục đích mang đến một thế giới tiền tệ mới tách biệt với tiền mặt truyền thống.
- dApp – Decentralized applications, hay các ứng dụng phi tập trung. Đây là những ứng dụng được tạo nên từ nền tảng Blockchain và sử dụng các smart contract để có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức lập trình được login vào một sổ cái bất biến.
- Cầu nối Cross-chain: Hiện nay, Web 3.0 có rất nhiều Blockchains, và Cross-chain sẽ là đảm nhận vai trò như một cầu nối khi cung cấp các loại kết nối giữa các Blockchain.
- DAOs: Là từ viết tắt của Tổ chức Tự trị Phi tập trung, được cấu tạo và điều hành bởi các dòng code và chương trình trên máy tính. DAOs được thiết lập với mục đích cung cấp các cấu trúc và quản trị dưới hình thức tiếp cận phi tập trung.
Vì sao WEB 3 được coi là Xu hướng phát triển của Internet trong tương lai
Thế giới đang trên đường tiến tới Internet nơi mọi người có toàn quyền kiểm soát dữ liệu và quyền riêng tư của họ đồng thời cho phép các công ty khai thác nó. Tất cả những điều này sẽ được thực hiện nhờ công nghệ chuỗi khối. Web3.0 sẽ đẩy nhanh việc sử dụng dữ liệu người dùng một cách công bằng và minh bạch, từ các kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa đến các công cụ phát triển đa nền tảng và đồ họa 3D. Internet sẽ trở nên đắm chìm và hấp dẫn hơn trong những năm tới.
Web3 tận dụng công nghệ AI, Machine Learning và chuỗi khối. Nó dự kiến sẽ có thể giao tiếp trong thế giới thực. Vì vậy, nếu mọi việc suôn sẻ, Web3.0 sẽ là tương lai của internet.
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
21 Tháng Bảy, 2023