
Chỉ mất khoảng 11 phút để nắm hết nội dung!
Subdomain là gì và làm thế nào để tạo subdomain. Subdomain là phần mở rộng của một tên miền. Subdomain có thể được tạo và hoạt động như một tên miền thực thụ. Subdomain ra đời nhằm giải quyết về chi phí đăng ký tên miền cũng như giúp bạn tạo ra nhiều website trên các lĩnh vực khác nhau.
Qua bài viết này bạn có thể:
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về Subdomain.
- Mục đích sử dụng và cách tạo.
- Những lưu ý khi sử dụng.
- Ảnh hưởng của subdomain lên thứ hạng trang web.
Subdomain là gì
Subdomain (tên miền phụ) là phần mở rộng được tách ra từ tên miền chính. Subdomain được tạo ra nhằm tổ chức, xây dựng nội dung nhằm phục vụ cho một chức năng chuyên biệt (ví dụ như blog, forum, store,…) hoặc một lĩnh vực khác trên cùng một domain.

Đơn giản hơn thì Subdomain chỉ là phần nhỏ trong hệ thống cấp bậc mạng Internet.
Khi muốn truy cập vào một trang bất kỳ trên web, dù là trang cá nhân Facebook hay bài viết hot, chúng ta phải nhớ một chuỗi số ngẫu nhiên gọi là IP, chẳng hạn 50.63.201.97. Nhưng nhờ có DNS, chúng ta không phải nhớ những con số như vậy.
Khi đăng ký tên miền, bạn sẽ được tạo không giới hạn Subdomain tại nhà quản lý tên miền. Thậm chí một số người đã biến việc này thành chuyện kinh doanh. Họ kiếm tiền bằng cách mua domain đẹp rồi “bán” đăng ký tên miền của các tên miền phụ.
>> Hiểu hơn về tên miền tại đây nhé!
DNS là gì?

DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.yourdomain.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại.
DNS chính là một hệ thống cấp bậc. Bắt đầu từ tên miền cấp cao nhất, tiếng anh gọi là Top Level Domain. Lấy blog.yourwebsite.me làm ví dụ thì .me là tên miền cấp cao nhất hay còn gọi tên miền mức 1, yourwebsite.me là tên miền mức 2 và blog.yourwebsite.me là tên miền mức 3.
Vì sao subdomain ra đời?
Dù Subdomain là một phần của website chính, công cụ tìm kiếm vẫn xem Subdomain là một thực thể (entity) độc lập. Chính vì vậy mà Subdomain được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Thậm chí khi họ không muốn một phần nào đó của website được Index so với phần còn lại. Tên miền phụ thường được sử dụng để:
- Tạo website riêng dành cho đối tượng người dùng nhất định
- Tách blog hoặc trang thương mại điện tử, trang khách hàng ra khỏi website chính
- Tiết kiệm chi phí
- Tạo website riêng biệt so với website chính
- Tạo web dành cho phiên bản mobile
- Ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới
Sự khác biệt giữa subdomain và subdirectory?
- Domain: (domain.com) Là tên miền chính của một website trên Internet. Để xây dựng một website điều đầu tiên là đăng ký tên miền và sử dụng dịch vụ lưu trữ website.
- Subdomain: (blog.domain.com) Đây là tên miền phụ, mở rộng từ tên miền chính, có các chức năng và hoạt động độc lập như một tên miền chính.
- Subdirectory: (domain.com/blog/) là subfolder, là phần mở rộng để sắp xếp nội dung website.
Subdomain phân chia trang web của bạn để bạn có thể dễ dàng thiết lập các loại nội dung cụ thể khác với tên miền gốc của bạn, tránh ảnh hưởng tới sức mạnh trang web chính (domain) và ngược lại.
Mặt khác, Subfolder là một đường dẫn ở ngay trong website. Subfolder là một cấp ở trong hệ thống phân cấp của miền và được phân nhánh từ miền phụ mà chúng thuộc về.
Nhìn chung, về mặt kỹ thuật, một website có thể sử dụng cả Subdomain và Subfolder. Subdomain thường sẽ có một vài Subfolder bên trong chúng để tiên cho việc thực hiện việc sắp xếp nội dung, nhưng có thể sẽ không nhiều như Subfolder. Bởi vì một tên miền gốc có các Subfolder sẽ có nhiều loại nội dung được bao phủ hơn nếu so với ở trên một Subdomain.
Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu được cấu trúc chính trên trang web của bạn sẽ là gì. Để quyết định được điều này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn rằng các Subdomain và Subfolder, cái nào tốt hơn cho SEO.
Khi nào nên tạo subdomain?
Khi doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm mới
Đối tượng khách hàng có thể sẽ không giống như khách hàng ở website chính, nên subdomain là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp nhằm tạo ra chiến dịch, nội dung thử nghiệm mới.
Hỗ trợ các website tốt nhất
Quản lý website không phải là vấn đề đơn giản, nhằm hiệu quả trong việc quản lý, subdomain giúp phân công quản trị viên dễ dàng hơn.
Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu
Việc tạo website ra mắt sản phẩm dưới sự hỗ trợ của Subdomain giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng, vừa đưa ra các chiến dịch hiệu quả. Chỉ khi có các chiến lược đúng đắn và chiến dịch phù hợp mới có thể giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhanh chóng, bền vững.
Tiết kiệm chi phí cho chủ sở hữu website
Thay vì phải tốn thêm chi phí để mua tên miền mới, tạo subdomain sẽ giúp bạn tốn ít chi phí hơn khi tạo thêm website, bạn chỉ cần có 1 website chính, và 1 hosting cho website đó. Subdomain sẽ có thể được tạo ra trên tên miền và lưu trữ trên hosting.
Như thế bạn có thể tạo ra hàng ngàn website khi sử dụng subdomain.
Tạo nên một website cho doanh nghiệp con
Công dụng của subdomain là tạo ra tên miền mới, hoạt động lập với tên miền chính. Với những doanh nghiệp lớn khi đã hoạt động tốt và tạo ra nhiều giá trị hơn, những doanh nghiệp con dần dần ra đời và nếu như muốn định vị được thương hiệu con sẽ cần thành lập website.
Và subdomain sẽ thừa hưởng “sức mạnh” mà tên miền gốc có. Như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc SEO và nâng tầm thương hiệu.
Nhược điểm đối với subdomain
Subdomain bị phạt bởi chính Google
Khi bạn tạo ra subdomain, đồng nghĩa với bạn nhượng website bạn cho người khác quản lý. Và nếu như chỉ 1 subdomain bị phạt hay tố cáo thì domain chính sẽ bị ảnh hưởng và có thể sẽ bị khai trừ vĩnh viễn. Sẽ rất lâu và rất khó để có thể khôi phục (nếu được).
Khó định vị dược thương hiệu của doanh nghiệp
Đồng bộ thương hiệu là một vấn đề lớn khi sử dụng subdomain. Người dùng sẽ có ít trải nghiệm mới mẻ hơn khi truy cập nhiều trang con bởi sự nhất quán và đồng bộ trong hệ thống thương hiệu.
Nếu trải nghiệm không tốt có thể khiến cho người dùng nghi ngờ vào sự uy tín của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng đến SEO
Google rất thông minh và thay đổi thuật toán liên tục. Subdomain và domain được xếp chung là 1 nen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến domain chính. Và khi Google nhận ra sẽ dẫn nội dung ra từ subdomain nhiều hơn so với domain chính.
Nếu như bạn có ý định dùng subdomain cho một PBN thì bạn nên suy nghĩ kĩ lại vì kể cả bạn thiết kế website khác nhau, trỏ IP, sử dụng nhà cung cấp hosting khác nhau thì sẽ có lúc Google quét được và nhận ra đó là một.
Bạn có thể thấy subdomain đều có lợi và có hại cho website chính, nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.
Các lưu ý khi tạo subdomain
- Subdomain là hoàn toàn miễn phí và không giới hạn tên miền phụ
- Mỗi subdomain có thể hoạt động như một tên miền độc lập (root domain)
- Subdomain không thể sử dụng nếu tên miền chính hết hạn, hủy hay bị khóa
- Tên miền phụ có thể trỏ cùng hoặc IP khác so với tên miền chính
- Bạn có thể sử dụng bản ghi ” * ” để nhận cùng IP cho tất cả các subdomain được tạo ra
- Khi sử dụng tên miền phụ, bạn có thể thêm nó như một tên miền bình thường
Cách tạo subdomain trên CPanel?

Luôn là như vậy, trước khi bạn muốn tạo bạn cần:
- suy nghĩ ý tưởng cho subdomain
- Tạo và điều hướng domain về wesbite mới
Suy nghĩ ý tưởng
Bước này đơn giản phải không? Việc của bạn là suy nghĩ ra tên đủ ngắn, đủ mục đích và dễ hình dung, dễ nhớ cho khách hàng.
Thông thường Subdomain có thể gồm các ký tự từ a-z, A-Z, 0-9 và dấu gạch nối, hoặc không có khoảng cách. Nhưng quy tắc này cũng thay đổi tùy theo nhà cung cấp tên miền nên bạn nên kiểm tra lại trường hợp của mình để đặt cho chính xác nhé.
Tạo và điều hướng về một website mới
Bước này khá là khó vì để thực hiện cả quá trình bạn không chỉ cần kích hoạt Subdomain mà còn phải xác định vị trí của trang trên website.
Những bước trong cách tạo domain này chính xác thế nào còn tùy thuộc vào nhà quản lý tên miền và hosting.
Nhưng một điều chắc chắn là nếu bạn chỉ sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ cho cả tên miền và hosting thì sẽ đơn giản hơn. Do bạn có thể thiết lập cài đặt mọi thứ trong Control Panel của người dùng.
Nếu bạn mua tên miền và hosting tại Azdigi thì mọi chuyện sẽ rất đơn giản, và sau đây tôi sẽ hướng dẫn bạn.
Đầu tiên bạn truy cập vào hosting, chọn subdomain sau khi nhập phần sub, chọn domain là bạn đã tạo thành công domain rồi.

Quản lý subdomain
Sau khi thành công tạo subdomain thì bạn có thể quản lý thông qua CPanel của hosting rồi. ở bài viết sau mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn nhé.
Hy vọng nội dung trên, TNDigi đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản và giúp bạn tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất cho những câu hỏi mà bạn thắc mắc, hẹn gặp bạn ở bài viết tiếp theo.
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
5 Tháng Mười, 2022