Core web vitals - TNDIGI VN Từ khóa tìm kiếm cho: Core web vitals – Các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng : Core web vitals, Các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng, Tại sao core web vitals quan trọng trong SEO,

Chỉ mất khoảng 5 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (1 votes)
0 comments
Core web vitals – Các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng

Core web vitals là một trong những chỉ số được Google dùng để đo lường trải nghiệm người dùng. Vậy Core web vials có vai trò quan trọng như thế nào? Cùng TNDIGI tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Web vitals là gì?

Web vitals là một giải pháp kỹ thuật được dùng để đánh giá trải nghiệm người dùng bằng các chỉ số rõ ràng đi kèm. Quá trình này được hình thành và phát triển không ngừng cải thiện để tăng trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Có 7 chỉ số được dùng để đánh giá:

  • Largest Contentful Paint (LCP) – Thời gian hiển thị nội dung lớn nhất
  • First Input Delay (FID) – Thời gian phản hồi tương tác đầu tiên
  • Cumulative Layout Shift (CLS) – Điểm số tổng hợp về sự thay đổi bố cục
  • Mobile-friendly – Tính thân thiện với thiết bị di động
  • Safe-browsing – Mức độ an toàn trong duyệt web
  • HTTPS – Có sử dụng giao thức HTTPS hay không
  • No intrusive interstitials – Trang web có sử dụng các quảng cáo/pop up gây khó chịu không

Core web vitals là gì?

Đây là chỉ số đo lường bởi Chrome, GSC để đánh giá hiệu suất. Mỗi chỉ số sẽ đánh giá một mặt nào đó trong trải nghiệm người dùng

Tương tự với yếu tố xếp hạng, nó là:

  • Tốc độ tải trang – Loading
  • Khả năng tương tác – Interactivity
  • Tính ổn định trang web – Visual stability
Core web vitals là gì - tndigi việt nam
Core web vitals là gì

Tại sao core web vitals quan trọng trong SEO

Web vitals ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Thời gian tải trang lâu cũng là một yếu tố khiến bạn mất đi những khách hàng tiềm năng của mình, đó là lý do cần tối ưu tốc độ và hiệu suất website.

Nhưng nếu bạn chỉ chú trọng vào hiệu suất mà quên đi trải nghiệm người dùng thì cũng ảnh hưởng đáng kể. Như việc bạn cố để giảm dung lượng hình ảnh xuống, trang web sẽ load nhanh hơn nhưng người dùng có thể quan sát nội dung hình ảnh hay không?

Chỉ dựa vào tốc độ tải trang thôi là chưa đủ, với các chỉ số của web vitals sẽ đánh giá chính xác hơn khi người dùng truy cập vào website.

Theo thống kê thì bạn sẽ mất đến 37% traffic nếu website bạn mất hơn 5s để load và chỉ cần tăng tốc độ lên 1s thì tỉ lệ chuyển đổi trên site cũng tăng hơn 2%.

Thông báo chính thức từ Google

Core web villas dự định sẽ cho ra mắt vào tháng 5 năm 2021, nhưng có một số thay đổi nên đã dời đến tháng 6. Từ đó nó trở thành một yếu tố xếp hạng.

Chi tiết các chỉ số quan trọng

LCP – Largest contentful paint

Đây là chỉ số dùng để đo lường hiệu suất tải trang, đơn giản hơn thì là thời gian kể từ khi người dùng ấn vào liên kết và xem được nội dung trên màn hình.

Largest contentful paint - google core web vitals
Largest Contentful Paint – Google Core Web Vitals

Có 3 nhóm được chia ra:

  • Màu xanh – dưới 2.5s là đạt
  • Màu vàng – dưới 4s là cần cải thiện
  • Màu đỏ – dưới 6s là cần khắc phục

Để đạt được màu xanh thì mọi trang bạn đều phải có chỉ số này nhỏ hơn 2.5. Nhưng việc cải thiện chỉ số này không phải là dễ. Checklist bạn có thể tham khảo nếu muốn cải thiện:

  • Xóa script bên thứ ba không cần thiết
  • Sử dụng lazy load hình ảnh
  • Tối ưu các phần tử lớn trên trang
  • Xóa mã CSS không cần thiết
  • Nâng cấp Hosting đang sử dụng.

FID – First input delay

FID là chỉ số đo lường thời gian phản hồi tương tác đầu tiên của người dùng trên website. Một số tương tác có thể kể đến như click vào menu, điền mail,…

Fid - first input delay - google core web vitals
FID – First Input Delay – Google core web vitals

Tương tự như LCP, FID cũng có 3 nhóm:

  • Màu xanh- dưới 100ms là tốt
  • Màu vàng – dưới 300ms là cần cải thiện
  • Màu đỏ – dưới 500ms là cần khắc phục

Bạn có thể cải thiện bằng cách:

  • Giảm thiểu Javascript
  • Xóa script bên thứ ba
  • Dùng cache trình duyệt

CLS – Cumulate layout shift

Nó là chỉ số đo lường mức độ ổn định website. Nếu như website bạn hiển thị các phần tử quá chậm sẽ gây gián đoạn thông tin tìm kiếm của người dùng.

Cumulative layout shift - google core web vitals
Cumulative Layout Shift – Google Core web vitals

Tiêu chí đưa ra cho chỉ số này:

  • Màu xanh – dưới 0.1s là tốt
  • Màu vàng – dưới 0.25s là cần cải thiện
  • Màu đỏ – dưới 0.3s cần khắc phục

Việc thay đổi bố cục kiến người dùng phải tìm lại vị trí các liên kết, hình ảnh khi rang được tải đầy đủ. Điều này sẽ khiến cho người dùng dễ ấn nhầm vào “một cái gì đó”

Checklist có thể giúp bạn cải thiện:

  • Sử dụng size attribute dimensions cho các media (trình giữ chổ đáp ứng)
  • Đảm bảo đủ khoảng trống cho quảng cáo
  • Để sẵn khoảng trống cho mỗi phần tử

Danh sách các công cụ hỗ trợ

  • Google Pagespeed Insights
  • Google Search Console
  • Web Vitals Extension 

Khi SEO trang web thì bên cạnh việc cung cấp nội dung hữu ích bạn còn phải tối ưu trải nghiệm người dùng. Hi vọng bài viết đã giúp bạn một phần nào đó. Nếu cần giúp đỡ bạn hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với mình tại Zalo. Chúc bạn có một ngày thật tốt lành.

Bạn đang xem bài viết: Các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng quan trọng nhất năm 2022

Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Vote bài viết:
5/5 (1 votes)