Các chỉ số đo lường sức khỏe thương hiệu Từ khóa tìm kiếm cho: Hiểu đúng sức khỏe thương hiệu – Chỉ số phản ánh chính xác nhất là ? : Sức khỏe thương hiệu, Hiểu đúng sức khỏe thương hiệu,

Chỉ mất khoảng 6 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (1 votes)
0 comments
Hiểu đúng sức khỏe thương hiệu – Chỉ số phản ánh chính xác nhất là ?

Sức khỏe thương hiệu (Brand health) là tập hợp các chỉ số giúp đánh giá thương hiệu bạn đang hoạt động tốt hay không, đánh giá được các hoạt động truyền thông đã phủ sóng được thương hiệu của bạn hay chưa. Hãy cùng TNDigi hiểu chính xác hơn về khái niệm sức khỏe thương hiệu này nhé!

Sức khỏe thương hiệu – Brand Health là gì?

Sức khỏe thương hiệu là tập hợp các chỉ số giúp bạn biết được thương hiệu có đang hoạt động tốt h ay không. Có 2 chỉ số đánh giá là trải nghiệm khách hàng và cảm xúc mà khách hàng dành cho thương hiệu.

Có rất nhiều công cụ hữu ích giúp đo lường sức khỏe thương hiệu, bao gồm:

  • Brand Positioning – Hiệu quả các chiến dịch định vị thương hiệu
  • Brand Awareness – Mức độ khách hàng nhận diện thương hiệu
  • Brand Equity – Tài sản hữu hình của thương hiệu
  • Brand Perception – Nhận thức của khách hàng về thương hiệu
  • Brand Delivery – Mức độ truyền tải giá trị của thương hiệu tới khách hàng
  • Employee Engagement – Mức độ gắn kết của nhân viên với thương hiệu

Tại sao cần đo lường sức khỏe thương hiệu?

Việc tiến hành đo lường và phân tích sẽ giúp đội ngũ xây dựng thương hiệu phát hiện ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu, từ đó có thể đưa ra:

  • Có nên đầu tư thêm vào truyền thông hay không?
  • Có cần chi thêm ngân sách cho quảng cáo hay không?
  • Có cần cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng?
  • Thời điểm nào là thích hợp để triển khai chiến dịch Marketing?
  • Nên sử dụng kênh nào để triển khai quảng cáo?

Việc tiến hành đo lường, phân tích các chỉ số về sức khỏe thương hiệu sẽ cung cấp đủ thông tin, manh mối quý giá giúp bạn điều chỉnh, định hướng các hoạt động cụ thể.

Theo dõi sức khỏe thương hiệu giúp bạn:

  • chiến dịch truyền thông facebook có nhiều người tương tác hay không?
  • Họ thường phản hồi, thảo luận về vấn đề gì?
  • Thương hiệu có tiếp cận được tệp khách hàng lớn hơn đối thủ hay không?

Kiểm tra, đo lường sức khỏe thương hiệu giúp bạn định hình được thị trường, xác định được vị trí của mình trong thị phần, chiến thuật của đối thủ cạnh tranh, nhận được phản hồi từ nhân viên và khách hàng tiềm năng hơn.

5 chỉ số phản ánh sức khỏe thương hiệu

Website awrio. Com
Website Awrio.com

Mức độ nhận biết thương hiệu

Để theo dõi chỉ số này, bạn nên sử dung một vài công cụ có thể giám sát mạng xã hội, những công cụ này sẽ cung cấp số lượng người dùng biết đến thương hiệu, sự tăng trưởng ủa thương hiệu theo thời gian. Nó cũng có thể cho biết số lượng các cuộc thảo luận, thời gian, địa điểm.

Một vài công cụ bạn có thể kể đến như:

  • https://awario.com
  • https://kimola.com
  • https://brandmentions.com
  • https://mediatoolkit.com

Việc sử dung công cụ sẽ hỗ trợ bạn có được nhiều thông tin hơn, hữu ích trong quá trình xây dựng thương hiệu của bạn.

Uy tín thương hiệu

Nắm được những chỉ số về những cuộc thảo luận liên quan tới thương hiệu là một sự khởi đầu tốt, tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải biết được mọi người đang bàn tán những gì về thương hiệu?

Các công cụ và thuật toán sẽ giúp bạn trực quan hoá điều này, bằng việc chia nhỏ các thảo luận làm ba nhóm, tích cực, bình thường và tiêu cực, biểu đồ.

Sự gắn kết của nhân viên

Sự gắn kết nhân viên là một khía cạnh quan trọng. Những thương hiệu khoẻ mạnh thường có tỷ lệ nghỉ việc thấp và sự hài lòng khi làm việc cao hơn những thương hiệu ít danh tiếng. Điều này chỉ ra rằng tỷ lệ gắn bó với thương hiệu cao, thì thương hiệu đó càng có nhiều khách hàng ủng hộ.

Những nhân viên yêu thích, tự hào với công việc mà họ đang làm có xu hướng chia sẻ tích cực về thương hiệu, công ty đó lên mạng xã hội. Một số người còn chia sẻ những ước mơ và hoài bão được làm việc ở một thương hiệu nhất định, ví dụ như ước mơ làm việc tại Google.

Nhưng ngược lại, những nhân viên không hài lòng với thương hiệu thường có xu hướng trở thành những người bắt đầu những cuộc thảo luận tiêu cực, hoặc là khởi nguồn của những vụ bê bối liên quan tới danh tiếng thương hiệu. Những điều này đồng nghĩa rằng một thương hiệu có mức độ gắn kết nhân viên thấp, tỷ lệ nghỉ việc cao cho thấy rằng thương hiệu gặp vấn đề về sức khỏe thương hiệu và văn hoá thương hiệu cần được cải thiện ngay lập tức.

>> Bật mí 9+ chiến lược đổi mới giúp tăng trải nghiệm khách hàng

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là xác định rõ những gì khách hàng nghĩ về thương hiệu. Liệu nội bộ có hiểu rõ tầm nhìn và sứ mệnh, định vị thương hiệu là gì hay không? khách hàng có trả lời đúng định vị mà thương hiệu mong muốn?

Những cuộc thảo luận nhóm và khảo sát nhỏ sẽ trả lời những vấn đề này và đưa ra chỉ số thống kê bao nhiêu người trả lời đúng những thông điệp mà thương hiệu mong muốn. Và cho thương hiệu biết dưới góc độ khách hàng, những thông điệp mà thương hiệu truyền đi có được hiểu đúng hay không?

Tương quan truyền thông

Điều gì có thể giúp bạn định hình vị trí của thương hiệu? Hãy so sánh với đối thủ cạnh tranh. Đây là thời điểm đo lường mức độ tương quan truyền thông giữa các thương hiệu với nhau.

Bằng phương pháp theo dõi chỉ số thương hiệu và chỉ số của những đối thủ cạnh tranh, sẽ cung cấp tới bạn mức độ quan tâm của người dùng tới thương hiệu trên các mạng xã hội. Đây là một số liệu quan trọng để đánh giá mức độ thành công của nhận biết thương hiệu.

>> Xem thêm: Tái định vị thương hiệu – Nguyên nhân và hiệu quả đạt được ra sao?

Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Vote bài viết:
5/5 (1 votes)

Để lại đóng góp ý kiến hoặc "chê" mạnh mẽ vào bài viết nào!