Tái định vị thương hiệu - chu kì lặp lại Từ khóa tìm kiếm cho: Tái định vị thương hiệu – Nguyên nhân và hiệu quả đạt được ra sao? : Tái định vị thương hiệu,

Chỉ mất khoảng 7 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (2 votes)
0 comments
Tái định vị thương hiệu – Nguyên nhân và hiệu quả đạt được ra sao?

Tái định vị thương hiệu là hoạt động mà mỗi một doanh nghiệp nào muốn làm mới thương hiệu của mình trong mắt khách hàng. Mục đích của việc này nhằm cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, phù hợp với tầm nhìn và gây sức ảnh hưởng lớn hơn tới khách hàng, Nhưng vì sao đang yên ổn thì lại muốn tái định vụ thương hiệu? Cùng TNDigi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tái định vị thương hiệu là gì?

Một thương hiệu có sức cạnh tranh lớn đến thế nào thì cũng sẽ đến một lúc cần thay đổi, tạo ra sự khác biệt, độc đáo hơn để phù hợp với hiện tại và phát triển lâu dài. Lúc này, tái định vị thương hiệu bộc lộ sức mạnh của nó.

Điểm qua thì tái định vị thương hiệu là khi một công ty, doanh nghiệp thay đổi vị thế thương hiệu trên thị trường, họ mong muốn có sự thay đổi để phù hợp hơn với thị trường hiện tại. Điều này sẽ bao gồm nhiều thứ như cách thức tiếp thị, bao bì sản phẩm vị trí công ty… nhưng mục tiêu chung vẫn là thực hiện theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mộ doanh nghiệp dù mạnh mẽ đến đâu cũng cần tái định vị thương hiệu từ 5-10 năm / 1 lần.

Tái định vị thương hiệu
Tái định vị thương hiệu nhằm mục tiêu chung vẫn là thực hiện theo nhu cầu của người tiêu dùng

Tại sao cần tái định vị thương hiệu?

Định vị thương hiệu là một quá trình rất khó để phù hợp với khách hàng mục tiêu, hoặc khi đạt được rồi nhưng sau một thời gian sẽ không còn phù hợp nữa. Thì đây là lúc cần tái định vị thương hiệu, nếu không sẽ dẫn đến khách hàng mục tiêu không còn cảm xúc với thương hiệu của mình nữa, cảm tình với thương hiệu cũng từ đó mất đi.

Hay là khi cạnh tranh cao, tái định vị thương hiệu cũng quan trọng hơn, giúp ổn định vị thế trên thị trường, trong nhận thức của khách hàng. Thay đổi nhận thức của khách hàng cần rất nhiều lý do, liên quan đến tương lai, mức cạnh tranh, khách hàng.

  • Gia tăng cạnh tranh: Làm sao để thương hiệu mình thật sự nổi bật trước mắt khách hàng, nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp, điều này là nguyên nhân đầu tiên
  • Định vị lại thương hiệu hiện tại: Thương hiệu đang quá yếu, hay mơ hồ để khách hàng có thể có cảm xúc, định vị bị hạn hẹp hoặc đang gây khó khăn trong quá trình kinh doanh, mở rộng kinh doanh
  • Sản phẩm cần thay đổi và phát triển: khi cần đầu tư để cải tiến sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn, cũng là lúc cần tái định vị thương hiệu
  • Những thay đổi môi trường vĩ mô: môi trường vĩ mô của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát như:
    • Thay đổi cấp độ ngành
    • Điều kiện kinh tế
    • Tiến bộ công nghệ
    • Thay đổi chính sách từ chính phủ, trung ương
  • Tiện ích mở rộng không thành công: mở rộng thương hiệu là chiến lược tiếp thị trong đó công ty sử dụng lại hình ảnh có sẵn để tiếp thị cho sản phẩm mới. Nhưng đôi khi không thành công do ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu hiện có… điều này cần tái định vị thương hiệu để thay đổi nhận thức
  • Kế hoạch trong tương lại có thay đổi: kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp cũng là yếu tố để kích hoạt tái định vị thương hiệu của mình như
    • Kế hoạch mua lại hay mở rộng để có được doanh nghiệp lớn hơn
    • Vốn hóa cơ hội – khả năng sinh lời hơn trong tương lai
    • Mối đe dọa ẩn danh – thương hiệu đang mong đợi mối đe dọa trong tương lai kiến phải chủ động thay đổi định vị để tránh nó

Để tái định vị thương hiệu thành công doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Hẳn là khi quyết định tái định vị thương hiệu thì nội bộ của doanh nghiệp đang có vấn đề, cần thiết phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục triệt để điều đó khi tái định vị. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chọn chiến lược và xác định rõ các yếu tố trọng tâm, tìm ra mong muốn khách hàng:

  • Hiểu sứ mệnh và giá trị của thương hiệu: sứ mệnh, giá trị thương hiệu là gì? cần chú ý tạo nên sự khác biệt bằng cách tự hỏi nhiều hơn:
    • Thương hiệu ra đời nhằm mục đích gì?
    • Có còn phù hợp với thị trường hiện tại không?
    • Giá trị thương hiệu hiện tại có còn đáp ứng nhu cầu khách hàng?
    • Làm sao để thương hiệu hoàn thành được sứ mệnh ban đầu của nó?
  • Chiến lược tái định vị cần phù hợp với thương hiệu: tận dụng tối đa tài nguyên hiện có để tối ưu được về mặt chi phí
    • Đồng thời xem xét kỹ chiến lược, thời điểm vàng, ngân sách
    • Xem xét về mục tiêu doanh số, thị phần, tăng trưởng (các chỉ số cần thật sự rõ ràng)
  • Cân nhắc với thị trường và cạnh tranh: tái định vị thương hiệu vẫn nhằm mục đích chính là thực hiện theo nhu cầu của khách hàng
    • Phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh
    • Mình cần là gì để nổi bật hơn đối thủ
    • Tạo khoảng cách khác biệt với họ
    • Nhưng vẫn đảm bảo là “NHU CẦU KHÁCH HÀNG” là trọng tâm

Xem thêm: Xây dựng thương hiệu cá nhân để làm gì? – GÓC NHÌN DÀI HẠN

Rủ ro khi tái định vị thương hiệu là gì?

Thiếu sử dụng đa ngôn ngữ

Thương hiệu nên linh hoạt trong sự biến đổi bởi nó nên được hướng đến sự toàn cầu hóa, giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Hình ảnh cũng vậu, bạn cần trang bị đầy đủ để đảm bảo việc tái định vị diễn ra suôn sẻ.

Thương hiệu tách biệt với khách hàng

Khi tái định vị thương hiệu, người ảnh hưởng trực tiếp là khách hàng trước đó. Vì vậy bạn cần backup phương án để đẩy tương tác mạnh mẽ, giảm thiểu tối đa ruur ro này. Hoặc bạn cũng nên đưa ra chiến dịch tham khảo ý kiến khách hàng trước.

Ngân sách không đảm bảo

Tái định vị tốn vô cùng nhiều ngân sách, bởi truyền thông không chỉ cần đến nguồn lực mà ngân sách có thể coi là vô hạn. Nếu như không được chuẩn bị kỹ rất dễ bị cạn kiệt và gây khó khăn trong quá trình quảng bá

>> Xem thêm: Mô hình WEB 3.0 – Xu hướng phát triển của INTERNET trong tương lai

Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Vote bài viết:
5/5 (2 votes)

Để lại đóng góp ý kiến hoặc "chê" mạnh mẽ vào bài viết nào!