
Chỉ mất khoảng 5 phút để nắm hết nội dung!
Có nhiều cách để cải thiện thứ hạng tìm kiếm, trong bài viết này TNDIGI sẽ cùng bạn tìm hiểu về User Engagement và vì sao nó quan trọng trong SEO.
User Engagement là gì?
User Engagement là hoạt động của người dùng tương tác trên website. Đó là cơ sở để phản ánh trải nghiệm của người dùng đến website. User Engagement còn là chỉ số visitor recency (người truy cập thường xuyên). Chỉ số phản ánh tần suất truy cập của người dùng, cho bạn biết được độ tương tác của khách hàng trên các mốc thời gian cụ thể.
Tại sao User Engagement lại quan trọng?
Đối với các website kinh doanh, nó đặc biệt cần thu hút nhiều truy cập mỗi ngày. Việc người dùng tích cực tương tác với website chứng tỏ họ quan tâm đến nội dung trang web đang cung cấp. Và website có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Khi truy cập website, nếu người dùng có hành động trên trang như xem thêm thông tin sản phẩm, like, tương tác, tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng vô cùng cao. Nếu nội dung tốt sẽ thu hút thêm tương tác từ người thân của họ.
User Engagement tốt sẽ dễ lên top hơn, lọt vào đầu trang tìm kiếm, tăng khả năng truy cập của người dùng.
Một số hoạt động của User Engagement
Tỷ lệ thoát trang
Tỷ lệ thoát trang là tỷ lệ phần trăm khách truy cập vào và thoát ra ngay lập tức mà không thực hiện bất kì hành động nào. Đối với website nên cần giữ ở mức dưới 40%. Nếu tỉ lệ thoát trang trên 55% thì bạn cần xác định nguyên nhân và cải thiện hiệu quả website của mình. Nếu đạt mức trên 65% thì trang bạn sẽ bị hạn chế hiển thị khi tìm kiếm.
Công thức tính: Bounce rate = Tổng lượt Bounce / Tổng số Entrance
Tỷ lệ chuyển đổi:
Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện số đơn hàng thành công trên tổng lượt truy cập. Được viết tắt là CR – Conversion Rate.
Công thức tính: Conversions / Visits *100%
Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo
Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo là phần trăm nhấp vào quảng cáo trên số người thực sự truy cập vào quảng cáo đó. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 2% được xem là cao.
Công thức tính: Số lần nhấp chuột / Số lần hiển thị *100%
>> Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá nội dung chất lượng
Tỷ lệ bỏ qua
Abandonment rate là tỷ lệ khách hàng không hoàn thành đơn hàng hoặc bỏ sản phẩm ra khỏi giỏ hàng. Chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá được tỉ lệ đơn hàng thành công, từ đó phân tích được nguyên nhân khiến khách hàng không mua hàng nữa.
Tỉ lệ này dưới mức 40% là tốt, nhưng nếu đạt được tốt hơn thì website đang rất tốt.
Công thức tính: Số giao dịch đã hoàn thành / Tổng số giao dịch đã được bắt đầu *100%
Tỷ lệ người dùng quay lại
Tỷ lệ người dùng quay lại – Return visitor rate thể hiện số người đã truy cập website bạn trước đây. Nó có thể tính được tần suất người dùng tính từ lượt truy cập đầu tiên. Nếu tỉ lệ này được tối ưu 30 – 50% được coi là rất tốt.
Công thức tính: Tổng số khách truy cập quay lại / tổng số khách truy cập *100%
Thời gian trên trang
Chỉ số này biểu thị khoảng thời gian khách truy cập hoạt động trên website, nếu được tối ưu ở mức từ 3 phút là tốt. Nếu thời gian vượt mức trên 4 phút được đánh giá website cực kì tốt và được ưu tiên xuất hiện khi tìm kiếm.
Công thức tính: Tổng thời gian trên trang web của nhiều khách truy cập / (Tổng số khách truy cập – tổng số lần thoát) *100%
Thời lượng phiên
Thời lượng phiên là thời gian mà người dùng thật sự tương tác trên website của bạn. Con số này nên được duy trì ở mức tối thiểu 3 phút.
Công thức tính: Tổng thời gian trên trang của nhiều khách truy cập / Tổng số khách truy cập *100%
Nguyên tắc tương tác của người dùng
- Trang web thân thiện
- Tập trung vào trải nghiệm người dùng
- Đề cao giá trị cho người dùng
Bạn có thể sử dụng Google Analytics để có thể xem xét tất cả các chỉ số này. Chúc bạn thành công.
Bạn đang xem bài viết: User Engagement là gì? Vì sao nó quan trọng trong SEO
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
24 Tháng Mười Một, 2022