Audit content là gì - TNDigi Việt Nam Từ khóa tìm kiếm cho: Audit content là gì? Cách để kiểm tra và Audit content dành riêng cho bạn : Audit content là gì, Cách kiểm tra và Audit content,

Chỉ mất khoảng 4 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (1 votes)
0 comments
Audit content là gì? Cách để kiểm tra và Audit content dành riêng cho bạn

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với khái niệm content nữa, tuy nhiên với nhiều người vẫn chưa hiểu audit là gì? Audit content? Audit là gì? Vì sao cần Audit? Trong bài viết này mình sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình audit content mà mình vẫn thường làm. Cùng TNDigi tìm hiểu nhé.

Audit content là gì?

Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá thực trạng của một website. Quá trình này giúp xác định được các vấn đề cần cải thiện, đưa ra các phương án tối ưu, định hướng được những chiến lược phát triển trang web.

Content cũng vậy, audit content là quá trình phân tích tổng thể nội dung, giúp thay đổi toàn diện chất lượng nội dung của một website, cung cấp nhiều giá trị cho người đọc, cải thiên thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.

Audit content là gì - tndigi việt nam
Audit content là gì

Content nào là content cần phải audit?

Content kém chất lượng

Content kém chất lượng? Nó là

  • Nội dung kém người đọc, không có người truy cập trong thời gian dài, hoặc có thì tỉ lệ onsite kém
  • Nội dung không được xếp hạng
  • Nội dung trùng lặp, bài viết có nội dung tương tự nhau
  • Nội dung chưa được tối ưu tốt do chưa nghiên cứu người dùng, chưa xác định đúng mục tiêu người dùng
  • Nội dung không target đúng từ khóa mục tiêu, target sai từ khóa

Nội dung bị thin content

Thin content không hẳn là nội dung ngắn, nội dung không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm

  • Duplicate content. Nội dung bị trùng lặp
    • Dạng 1: trùng lặp trên trang: cần canonical về nội dung gốc hoặc xóa đi
    • Dạng 2: trùng lặp trên các trang khác: nên viết lại hoặc nặng hơn thì nên xóa đi để tránh ảnh hưởng đến toàn trang
  • Trùng lặp ít: dù là ít nhưng vẫn tính là trùng lặp
  • Trang không có nội dung
  • Trang có quá nhiều quảng cáo

Tuy nhiên một số dạng website vẫn chấp nhận thin content hoặc duplicate content nhưng nên hạn chế

Nội dung không liên quan

  • Nội dung tuy lên top nhưng không có traffic
  • Hoặc nội dung từng có traffic tốt nhưng bị đối thủ cạnh tranh tốt hơn

Nội dung có traffic lớn

Nội dung đang có traffic lớn sao lại phải tối ưu? Đơn giản vì, tối ưu để có traffic tốt hơn nữa, tăng tỉ lệ chuyển đổi và thời gian onsite.

Cách kiểm tra và Audit content

Mình thường dùng Screaming Frog để tối ưu onsite

Bạn nhập domain mình vào và nhấn start để bắt đầu kiểm tra

Giao diện công cụ scream frog seo - tndigi việt nam
Giao diện công cụ Scream frog SEO

Có rất nhiều thứ trong này, nhưng bạn chỉ cần quan tâm theo từng khu vực

Các thành phần bạn cần quan tâm trên công cụ scream frog seo - tndigi việt nam
Các thành phần bạn cần quan tâm trên công cụ Scream frog SEO

Trên này có những tab như:

  • Internal: các đường dẫn có trong trang
  • External: đường dẫn ra ngoài trang
  • Page title: Các title của trang
  • Meta description: Mô tả các trang
  • H1, H2: Các tiêu đề quan trọng
  • Content: đánh giá nội dung trên trang
  • Image: hình ảnh trên trang
  • Canonical: thẻ canonical trên trang

Đi sâu vào từng tab sẽ có:

  • Address: địa chỉ trang, bài viết
  • Code status: mã trạng thái, nó là 200 hoặc 301 là ổn, nếu có 404 hoặc mã khác thì bạn nên chuyển hướng
  • Indexability: trạng thái index
  • Size,….

Bên phần phỏng đoán lỗi bạn chỉ cần quan tâm:

  • Lỗi Missing: thiếu
  • Lỗi Duplicate: lỗi trùng lặp
  • Lỗi over: lỗi quá so với tiêu chuẩn

Như vậy bạn đã có thể phỏng đoán những lỗi trên website rồi nhé, còn lại bạn hãy sửa đổi cho hợp lý là chuẩn.

Nhiêu đó thôi, mình sẽ cập nhật video hướng dẫn sớm nhé.

Bạn đang xem bài viết: Audit content là gì? Cách để kiểm tra và Audit content

Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Vote bài viết:
5/5 (1 votes)