
Chỉ mất khoảng 8 phút để nắm hết nội dung!
Backlink là yếu tố có lẽ là ảnh hưởng nhiều nhất đến SEO, vậy có phải chỉ Offpage mới thật sự quan trọng? Thế còn Onpage, rồi cấu trúc SILO bạn từng nghe qua chưa? Nếu chưa thì hôm nay TNDigi sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.
Cấu trúc SILO là gì?
Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc website, được chia thành các thư mục (tạm gọi là Category) riêng biệt dựa trên chủ đề chính và chủ đề phụ. Những nội dung nào liên quan sẽ được xếp chung với nhau thành 1 nhóm.
Một cấu trúc càng liên quan đến chủ đề thì độ liên quan của website càng cao trong mắt google. Và đó cũng là nguyên nhân hình thành của cấu trúc này.
Các silo sẽ được phân nhỏ cho đến khi đủ thông tin để giải quyết tất cả các thắc mắc của người dùng.
Cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng có gì khác nhau?
Cấu trúc SILO là cấu trúc cây, y như cấu trúc thư mục mà bạn thấy, là có thư mục cha, thư mục con, thư mục con của thư mục con và nhiều hơn thế.
Còn cấu trúc phẳng nó chỉ là một tầng thôi. Bạn có thể nhìn hình để dễ hình dung hơn nhé.

Nhiều SEOer sử dụng cấu trúc phẳng cho website, nhưng mình vẫn tin dùng cấu trúc SILO, vì mình cảm nhận nó y như đang đọc giáo trình vậy, mỗi cuốn sẽ có nhiều chương, để hiểu rõ mỗi chương thì sẽ có nhiều bài để bổ sung kiến thức cho chương đó. Khi đó cấu trúc nội dung sẽ rõ ràng hơn, dễ phân nhóm và không bị điều hướng lộn xộn.
Xem thêm >> Nên sử dụng cấu trúc SILO hay cấu trúc Topic cliuser
Phân loại cấu trúc SILO trong SEO
Có 2 cách triển khai cấu trúc là Silo vật lý thông qua thư mục và Silo ảo thông qua liên kết.
Silo Vật lý
Là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục như phân loại tài liệu để xếp các trang có liên quan với nhau.
Nó sẽ có dạng như này: domain/silo-page/sub-silo-page
Địa chỉ URL có thể dễ đọc, nhận biết.
Mỗi chủ đề sẽ có một nhóm trang được lưu trữ trong cùng thư mục để trỏ về category cụ thể. Khi đó thư mục phụ sẽ là các subcategory. Không có bất kỳ file nào được xếp vào cùng 2 category, nên khi xây dựng cấu trúc Silo Vật lý, bạn cần phải phủ nội dung rất nhiều.
Silo ảo
Cấu trúc này luôn được sử dụng, nó là các liên kết nội bộ bạn vẫn thường để trên các bài viết. Lưu ý khi sử dụng là bạn cần tách các bài viết không liên quan ra, tăng sức mạnh cho những page chính.
Nếu Silo vật lý đòi hỏi xếp vào đúng thư mục thì sili ảo được hình thành từ những bài thật sự liên quan.
Tại sao cần triển khai cấu trúc SILO cho website
Cấu trúc SILO sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời sau:
Cấu trúc SILO thúc đẩy SEO cho website: Có đế 72% các nhà tiếp thị trực tuyến tập trung phát triển như là một chiến thuật SEO hiệu quả nhất. Đều này có nghĩa là cấu trúc trang web sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tiếp thị nội dung trang web của bạn.
Cấu trúc SILO thúc đẩy trải nghiệm người dùng: Một trong những tính năng quan trọng mà các trang web doanh nghiệp cần là nội dung có cấu trúc rõ ràng. Khi khách hàng hiểu rõ nội dung website và lấy thông tin sẽ dành nhiều thời gian hơn và chắc chắn sẽ quay lại website của bạn.
Tạo ra ngữ cảnh và mức độ liên quan: Khi lập chỉ mục trang web, các công cụ tìm kiếm sẽ xem xét mức độ liên quan của từ khóa với nội dung bạn tạo ra.
Dễ liên kết với nhau: SILO tạo điều kiện để bạn liên kết các dạnh mục lại với nhau một cách khoa học, từ đó thuận lợi cho người dùng tìm kiếm thông tin.
Các bước xây dựng cấu trúc SILO chuẩn

Xác định chủ đề website, hướng phát triển website
Mục tiêu khách hàng bạn hướng đến là gì, chủ đề nào bạn sẽ đẩy lên website. Bên cạnh đó bạn cần phân tích đối thủ cạnh tranh của mình để tham khảo cấu trúc mà họ đang sử dụng.
Từ đây bạn có thể mạnh dạng đưa ra cấu trúc cho riêng mình.
Thiết kế và xây dựng cấu trúc Silo
Bạn cần hiểu là Internet nó giống như một mạng lưới vậy, có thể nối với nhau bất cứ khi nào muốn mà không gặp rào cản nào. Mỗi kết nối đó được gọi là một backlink (nếu được nhận kết nối từ trang khác).
Các công cụ tìm kiếm đã chia nhỏ nội dung thành các nhóm nội dung nhỏ hơn để dễ kiểm soát và ranktop, đưa ra kết quả tìm kiếm.
Có 2 cấu trúc Silo bạn cần triển khai là silo vật lý và silo ảo.
Nhưng nhìn chung bạn phải đảm nảo nhóm các chủ đề con lại thành một chủ đề chính, và có ít nhất 5 bài nội dung cho mỗi chủ đề. Khi đó Google bot mới có thể tạm hiểu về chủ đề bạn đang muốn đề cập.
Áp dụng liên kết một cách tỉ mỉ
Sau khi đã có đủ nội dung, bạn cần liên kết các nội dung đó lại với nhau để thật sự liên quan và hướng đến người dùng. Nó có thể là liên kết nội bộ, liên kết ra ngoài trang, dùng Anchor text,…
Tạo nội dung giàu keyword
Bạn xuất bản nội dung kèm theo với từ khóa trong từng silo phù hợp. Nội dung chắc chắn là thứ quan trọng nhất, và cần phải tuân theo một số quy tắc cụ thể mới có thể đạt được thứ hạng cao.
Bạn cần xem xét nội dung giàu từ khóa để phát triển nội dung, biết cần ít nhất để phủ hết nội dung trên website để cạnh tranh được thứ hạng. Bên cạnh đó chất lượng cũng là điều chú trọng hàng đầu.
Tạo dựng và phát triển nội dung cho cấu trúc
Tạo dựng thông qua nghiên cứu từ khóa, so sánh và đối chiếu xem đối thủ đã làm gì với từ khóa đó, số từ, cỡ chữ, hình thức ra sao. Lập thành một bảng để sau này dễ theo dõi.
Đừng mơ rằng bạn vượt qua được đối thủ mà không chỉnh chu như đối thủ, ít nhất đối thủ đã xuất phát trước bạn. Hãy làm sao để bằng đối thủ trước khi nghĩ bạn vượt họ.
Hãy làm như thế này, nếu đối thủ phủ content cho nội dung đó 100 bài thì mình phải làm 150 bài.
Và cuối cùng là hãy đảm bảo phát triển từng thành phần một, tốt rồi mới phát triển thành phần tiếp theo. Hãy chú tâm phát triển ít nhất là 3-5 bài để đạt được nội dung tối thiểu, tránh chạy theo đối thủ vô tình làm mất đi tính chuyên nghiệp.
Câu hỏi thường gặp
Cấu trúc SILO SEO là gì?
Cấu trúc SILO là cách tiếp cận tốt nhất để tổ chức nội dung một cách cụ thể, có một cấu trúc SILO sẽ hướng dẫn người dùng đến toàn bộ nội dung website một cách rõ ràng.
Ngoài ra, cấu trúc SILO chẩn còn giúp các công cụ tìm kiếm thu thập, lập chỉ mục và xếp hạng trang web dễ hơn.
Một bài cấu trúc SILO là gì?
Silo về cơ bản là cách mà bạn tách nội dung thành các danh mục. Bạn trình bày nội dung càng liên quan thì trang bạn sẽ càng có nhiều chủ đề tốt trong mắt google.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cấu trúc SILO, cách tổ chức và tạo SILO cho website phù hợp với SEO.
Bạn đang xem bài viết: Cấu trúc SILO là gì? Các bước xây dựng chi tiết nhất năm 2022
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
20 Tháng Mười, 2022