
Chỉ mất khoảng 5 phút để nắm hết nội dung!
Gần đây xu hướng của các bài viết với content PR trở nên rất phổ biến. Dạng content này đòi hỏi người viết phải có kỹ năng content tốt. Đồng thời thấu hiểu sản phẩm, thương hiệu và cả khách hàng mà doanh nghiệp đó muốn hướng tới. Vậy Content PR là gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Content PR là gì?
PR (viết tắt của Public Relations) có nghĩa là Quan hệ công chúng. Quan hệ công chúng là các hoạt động quản lý nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức xây dựng các chiến lược truyền thông. Với mục đích tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với công chúng.
Content PR là bài viết có nội dung về giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp một cách hấp dẫn. Thông qua đó giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với nhóm khách hàng mục tiêu, giúp khách hàng nhận thức rõ hơn về sản phẩm, mang thương hiệu gần hơn với họ.

Content PR mang lại lợi ích gì?
Một doanh nghiệp nếu làm tốt trong việc tạo content PR sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:
- Sản phẩm, thương hiệu được nhiều người biết đến hơn
- Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ dễ được tìm thấy trên top Google
- Lượng khách hàng có thể tăng lên đáng kể
- Xây dựng mạng lưới quảng cáo ngày càng rộng khắp thị trường
- Tạo ấn tượng và có được niềm tin của khách hàng
Khác biệt giữa content PR và content quảng cáo

Muốn tạo ra một content tốt, đúng mục đích thì người làm nội dung phải phân biệt được sự khác nhau của content PR và content quảng cáo. Chúng ta có thể phân biệt qua những yếu tố sau:
Hoạt động chính
Các hoạt động của PR thường là sự kiện, talkshow, thông cáo báo chí. Hoặc là tài trợ, quan hệ truyền thông và hợp tác trong các dự án hay sự kiện.
Trong khi đó, các hoạt động quảng cáo sẽ thông qua truyền hình, radio hay chiến dịch gửi email. Hoặc cũng có thể là trên biển hiệu hay social media.
Đối tượng mục tiêu
Đối tượng mục tiêu mà content PR muốn tiếp cận chủ yếu chú trọng vào các cơ quan báo chí, truyền thông hay chính phủ. Hoặc đơn giản là những cổ đông, nhà đầu tư hay các bên liên quan khác. Nói chung các đối tượng này không nhất thiết phải là người bỏ tiền ra mua sản phẩm.
Còn với quảng cáo, đối tượng của họ là khách hàng tiềm năng, mục đích là khơi gợi thúc đẩy nhu cầu mua sản phẩm của họ. Thuyết phục khách hàng không có nhu cầu thành có nhu cầu và dẫn đến hành động mua hàng.

Khả năng sáng tạo
Người làm quảng cáo có thể tự do sáng tạo nhiều nội dung mà họ muốn, bởi vì họ đã bỏ chi phí ra để làm quảng cáo. Nội dung được đăng tải, xuất bản trên các phương tiện truyền thông hoặc sản phẩm in ấn.
Còn với content PR, các tờ báo có quyền lọc nội dung hoặc từ chối đăng nội dung của bạn lên. Họ cũng có quyền chỉnh sửa content của bạn trước khi xuất bản.
Phong cách viết
Mục đích của PR là duy trì hình ảnh tích cực của thương hiệu nên văn phong mang tính sang trọng và chuyên nghiệp. Phong cách viết cho content PR là nghiêm túc và có tính chuẩn mực cao.
Ngược lại, quảng cáo cho phép trực tiếp kêu gọi hành động, có thể lộ liễu. Văn phong quảng cáo thay đổi phù hợp với từng sản phẩm. Có khi vui nhộn, hài hước, có khi rõ ràng, trang trọng. Tóm lại là người viết quảng cáo có thể sử dụng văn phong linh hoạt đa dạng.
Độ tin cậy
Người tiêu dùng có thể không tin tưởng quảng cáo vì họ hoài nghi trong quảng cáo đó có thể nói quá về lợi ích sản phẩm hoặc không đúng công dụng thật.
Nhưng với content PR, được đăng tải bởi bên thứ 3, tạo được niềm tin hơn.
Thời gian xuất bản
Content PR chỉ xuất hiện đúng một lần cho những khi gửi thông cáo báo chí, giới thiệu sản phẩm. Thời gian xuất bản do bên thứ 3 quyết định.
Content quảng cáo thì chủ động hơn trong việc xuất bản. Chi cần chi trả tiền thì thì không lo về lịch trình và thời gian xuất hiện nội dung.
Bạn đang xem bài viết: Content PR là gì? Sự khác biệt giữa content PR và content quảng cáo
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết bài content PR sản phẩm
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
1 Tháng Mười Hai, 2022