
Chỉ mất khoảng 9 phút để nắm hết nội dung!
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với khái niệm URL là gì. Việc tạo và tối ưu URL là vấn đề cần triển khai đầu tiên trước khi bạn quyết định xuất bản bài viết.
Để chắc chắn rằng URL bạn dùng có tối ưu không bạn cần nắm được các điều kiện thỏa mãn công cụ tìm kiếm và người dùng. Vậy phải làm như thế nào và bắt đầu từ đâu, cùng TN Digi tìm hiểu và thực hành nhé.
URL là gì?

URL là Uniform resource locator – là vị trí của một website, page trên internet. Mỗi URL có nhiều thành phần và cách bạn xây dựng sẽ tác động nhiều đến bảo mật và hiệu quả của website.
Để dễ hiểu hơn thì nếu bạn nhập https://tndigi.vn/ thì nó sẽ dẫn đến trang chủ của TN Digi, còn bạn nhập https://tndigi.vn/url-la-gi/ thì nó sẽ dẫn đến bài viết này.
Bây giờ ta cùng tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc của một URL nhé.
Cấu trúc của URL

URL được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, có một số thành phần là bắt buộc, không bắt buộc. Nhưng vì chúng ta đang nghiên cứu về SEO nên mình chỉ nói đơn giản thôi nhé
- Protocol – giao thức mạng
- Domain
- Port – cổng kết nối
- Path (đường dẫn) – đường dẫn đến tài nguyên
- Parameter (chuỗi truy vấn) – tham số
- Anchor (Fragment, chỉ mục con) – là một bộ phận trong tài nguyên
Bạn có thể hình dung, nếu như URL là đơn hàng thì:
- Protocol là dịch vụ bưu chính
- Domain là thành phố, tỉnh thành
- Port là mã zip
- Path là địa chỉ
- Parameter là thông tin phụ của địa chỉ
- Anchor là người nhận hàng
Phân loại URL:
- URL động: là url được tạo ra bởi máy chủ và không dễ nhớ, thường nếu bạn không chuyên hoặc chưa từng học qua lập trình thì bạn cũng chẳng hiểu nó là gì. Ví dụ như: https://tndigi.vn/meta-description-la-gi/?preview_id=887&preview_nonce=db94b83540&preview=true&_thumbnail_id=889
- URL tĩnh: là những url bạn vẫn thường thấy, nó là như thế này: https://tndigi.vn/meta-description-la-gi/
Tại sao URL lại quan trọng
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Một URL cung cấp cho người dùng từ khóa, nội dung chính đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm, dễ hiểu.
Ngay cả khi Title Tag của trang này bị ẩn, thì URL mà người dùng đọc vẫn hiểu được chủ đề mà bài viết xoay quanh.
Tăng thứ hạng
URL ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ có thể đóng vai trò như là anchortext chính nó khi chia sẻ lên các diễn đàn.
Bạn có thể thấy rằng URL là một trong những yếu tố cơ bản nhất của Onpage và là yếu tố xếp hạng quan trọng. Vì vậy tối ưu hóa nó cần được thực hiện sớm và tốt hơn cả là đầu tiên ngay trước khi đăng bài viết.
Cách tạo URL thân thiện
- Chọn tên miền cao cấp nhất
- HTTPS là ưu tiên số 1
- Chiều dài càng ngắn càng tốt
- Sử dụng từ 3-5 từ cho mỗi URL
- Dù ngắn gọn nhưng cần phải đảm bảo dễ hiểu và không gây hiểu nhầm
- Sử dụng gạch ngang thay vì gạch dưới
- Sử dụng chữ thường toàn bộ
- Tránh sử dụng Stop Words
- Dùng các ký tự an toàn
- Tối đa 2 dấu “/” cho mỗi URL
- Nhắm được mục tiêu từ khóa.
- Quan trọng là: cần phải tránh lặp lại từ trong URL
Chi tiết tối ưu hóa URL khi làm SEO
URL chứa từ khóa chính
Mỗi trang, mỗi bài viết cần được tối ưu cho 1 từ khóa chính nhất đinh, kèm theo đó là nhiều từ khóa liên quan. Nhưng từ khóa chính nói lên trọng tâm nội dung.
Từ khóa có thể là tên sản phẩm, dịch vụ, câu truy vấn… nếu như từ khóa chính được chọn luôn làm URL thì nên được cách nhau bởi dấu gạch ngang và loại bỏ đi dấu câu, khoảng trống.
Đại đa số các web hiện nay đều tạo URL tự động theo tiêu đề bài viết, điều này khá tiện nếu như người quản trị quên thêm URL. Bạn sẽ biết cách để tạo ra đường dẫn tối ưu. Ví dụ từ khóa là “URL thân thiện”, domain của bạn là mysite.com thì:
- Chuẩn: https://mysite.com/url-than-thien
- Tạm được: https://mysite.com/url-than-thien-la-gi-trong-seo
- Hơi chưa chuẩn: https://mysite.com/url-than-thien-32564
- Chưa chuẩn chút nào: https://mysite.com/duong-dan-345938
Người hiểu cần hiểu URL
Bạn cần đảm bảo người dùng khi nhìn vào URL thì hiểu ngay nội dung đang trong đó là gì. Nếu người dùng không hiểu thì công cụ tìm kiếm cũng vậy.
Nếu nhìn URL mà bạn có thể hiểu ngay được nội dung đang nói về chủ đề gì thì nghĩa là URL đã thân thiện và như vậy là có lợi trong SEO. Ngược lại nếu như bạn xem mà không hiểu gì, thì nghĩa là nó chưa thân thiện và bạn cần sửa đổi ngay lập tức.
Cấu trúc URL hợp lý
Như mình đã nói ở đầu, thì cấu trúc hợp lý, bao gồm các phần như giao thức, tên miền, đường dẫn…
Việc đưa cấu trúc hợp lý sẽ đảm bảo toàn bộ nội dung có lợi cho SEO.
Độ dài URL hợp lý
Mỗi trình duyệt sẽ hỗ trợ tối đa số lượng ký tự khác nhau, có một vài trình duyệt cung bố URL cho phép tối đa 2083 ký tự.
Con số 2083 là quá lớn so với URL, nên bạn sẽ không bao giờ lo rằng bạn không đủ số ký tự để đặt vào. Nhưng theo mình, URL bạn nên thật là gọn nhưng vẫn đảm bảo khách truy cập nhìn vào sẽ hiểu nó.
Không nên chứa chữ cái viết hoa
Chữ hoa gây khó nhớ và bối rối cho người dùng, công cụ tìm kiếm cũng vậy. Vì vậy nên trong URL nên được dùng toàn bộ là chữ thường.
Sử dụng gạch ngang phân cách các từ
Các bot google sẽ hiểu dấu gạch giữa “-” là dấu phân cách thay vì sử dụng “_”. Và bạn muốn tối ưu thì bạn nên cần làm theo quy tắc đó.
Ví dụ điển hình:
- Nên như này: https://tndigi.vn/url-la-gi
Không nên: https://tndigi.vn/url_la_gi
Chỉ định URL chính
Bạn nên quy định đâu là nội dung chính nếu như có nhiều trang có cùng nội dung. Trong một số trường hợp, nếu như một số URL cùng dẫn đến một nội dung thì sẽ gây ra lỗi trùng lặp nội dung.
Để khắc phục lỗi này, bạn cần quy định đâu là nội dung chính, còn lại là URL phụ, các URL phụ này sẽ được trỏ về URL chính. Phương pháp này gọi là sử dụng canonical URL.
Bạn sử dụng dòng code này để trong thẻ head để chỉ rõ URL chính: <link rel=”canonical” href=”https://tndigi.vn/url-la-gi/” />. À nhớ thay URL của mình bằng URL của bạn nhé.
Chặn những URL không có lợi cho SEO
Website của bạn sẽ luôn có những đường dẫn mà bạn không muốn cho Google biết, ví dụ như:
- Những trang đang phát triển nội dung
- Những trang có nội dung không liên quan
- Những trang có nội dung copy hoàn toàn từ trang khác
Để chặn được, bạn nên làm như này:
- Chặn URL đó từ trong robots.txt
- chèn thêm thuộc tính noindex vào bài viết – <meta name=”robots” content=”noindex” />
Tạo chuyển hướng khi sửa đổi URL
Bạn nên chuyển hướng hoàn toàn khi thay đổi URL, điều này sẽ tránh được:
- Người dùng truy cập vào nội dung cũ
- Các search engine sẽ không xem đây là một lỗi SEO
Đồng bộ URL cho toàn website
Đồng bộ trên toàn bộ trang web, đồng bộ giữa có www hoặc không có www, giữa http và https.
Nếu như khi bạn kiểm tra vẫn chưa thấy được đồng bộ đường dẫn thì bạn nên khắc phục ngay bằng cách liên hệ với coder hay nhà cung cấp hosting của bạn. Trong trường hợp cần gấp, bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cashc đăng ký phiên bản URL chín trong Google search console. Thiết lập bằng cách: Configuration -> settings -> Preferred domain.
Cách này có một số hạn chế:
- Nó chỉ có tác dụng đối với Google, các search engine khác hầu như không có tác dụng
- Chỉ hiệu quả với tên miền chính, tên miền phụ (subdomain) sẽ không dùng được cách này.
Nếu như bạn cần gấp có thể liên hệ mình để mình support nhé.
Bạn đang xem bài viết: URL là gì? Cách tạo URL thân thiện nhất trong SEO
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
19 Tháng Mười, 2022