
Chỉ mất khoảng 5 phút để nắm hết nội dung!
Một chiến dịch quảng cáo/marketing thành công phần lớn nhờ vào đâu? Big idea (ý tưởng lớn) chính là câu trả lời. Cùng tìm hiểu xem big idea là gì, dùng những tiêu chí nào để đánh giá một ý tưởng đủ lớn và tìm hiểu big idea của một số thương hiệu lớn.
Big idea là gì?
Một chiến dịch quảng cáo truyền thông muốn tạo tiếng vang lớn và khiến khách hàng ghi nhớ, thì cần nhất là có một big idea được định nghĩa rõ ràng.
Vậy rốt cục Big idea là gì?
Là một khái niệm không quá xa lạ trong ngành marketing, Big idea là trái tim của một chiến dịch, định hướng các hoạt động và thể hiện một chủ đề nhất quán. Trong đó là một thông điệp chính theo xuyên suốt chiến dịch, truyền tải ý nghĩa thông điệp đó cũng lời kêu gọi hành động.
Theo cách dễ hiểu: Big idea là một thông điệp tổng quát, mang ý nghĩa của cả chiến dịch.
Ý tưởng đôi khi xuất hiện bất chợt, nhưng một big idea là ý tưởng được tạo ra từ sự nghiên cứu insight của đối tượng mục tiêu (target audience).

Tiêu chí đánh giá big idea tốt
Đơn giản, dễ nhớ
Những thông tin càng đơn giản, ngắn gọn thì khách hàng càng thích, càng dễ nhớ và dễ lưu lại trong tâm trí họ hơn. Vì hiện nay có quá nhiều sự lựa chọn, mà khách hàng lại có ít thời gian. Một ý tưởng dù hay nhưng được truyền tải một cách dài dòng, phức tạp thì cũng không thể phát huy được hiệu quả.
Vì vậy, Big idea ưu tiên sự tối giản, dễ nhớ nhưng cũng phải có điểm nhấn, khác biệt để tạo được ấn tượng với khách hàng mục tiêu.
Có tính độc đáo
Một ý tưởng có thể bị chìm nghỉm trong muôn vàn chiến dịch đang được thực hiện mỗi ngày nếu không tạo ra sự khác biệt. Bản chất của con người là chú ý đến cái nổi bật, quan tâm đến cái mới mẻ và bỏ qua những thông tin tương tự nhau hoặc đã quá quen thuộc.
Do đó, sự độc đáo trong một big idea là rất quan trọng. Có thể nội dung không mới, nhưng chúng ta hoàn toàn làm mới nó qua cách thể hiện, trình bày, diễn đạt.
>> Xem thêm: 6 sai lầm khi viết content marketing sản phẩm
Có sự ảnh hưởng
Ý tưởng lớn liệu có thay đổi được cách nhìn nhận và suy nghĩ của người tiêu dùng? Từ đó mà thay đổi thái độ và hành vi, thực hiện hành động đúng với mục đích của chiến dịch? Một ý tưởng đủ lớn, đủ tốt sẽ có khả năng ảnh hưởng đến thị trường và cả doanh nghiệp.
Làm sao làm được điều này chúng ta cùng quay trở lại mục đích lớn ban đầu của content marketing là giải quyết “nỗi đau” của khách hàng, cung cấp thông tin hữu ích đến cho họ.
Dễ trở nên “viral”, lan tỏa một cách tự nhiên
Viral – một từ tiếng Anh khá quen thuộc dùng để diễn tả sự lan tỏa thông tin trên mạng xã hội. Một chiến lược hiệu quả khi thông tin tiếp cận đến với nhiều người và nhất là đúng đối tượng mục tiêu.
Và đặc biệt là ý tưởng đó đủ sức thuyết phục để lan tỏa một cách tự nhiên. Người tiêu dùng cảm thấy hay và chia sẻ với bạn bè, người thân, đồng nghiệp, len lỏi vào tiềm thức và trở thành chủ đề trong các cuộc trò chuyện.
Tiêu chí này cũng là kết quả tổng hợp của các tiêu chí trên. Một thông điệp đơn giản, dễ nhớ và độc đáo thì càng dễ được lan truyền rộng rãi.
Có tính độc quyền
Doanh nghiệp thành công với một ý tưởng lớn khi ý tưởng đó gắn liền với thương hiệu. Thương hiệu là tài sản độc quyền của doanh nghiệp, ý tưởng lớn phải mang đặc trưng của thương hiệu đó. Như vậy mới khẳng định được sự riêng biệt của mình, không lẫn với chiến dịch nào khác.
Khơi gợi câu chuyện của cá nhân
Bản chất của con người là dễ thu hút và đồng cảm với những gì gần gũi hoặc giống mình. Họ bị hấp dẫn bởi câu chuyện của mình hơn là câu chuyện của bất kì ai khác. Nên việc cá nhân hóa đang trở thành yếu tố quan trọng.
Vì thế mà big idea nên kể câu chuyện của người tiêu dùng hơn là kể câu chuyện của thương hiệu. Đến đây ta lại có sự liên kết với tiêu chí “có sức ảnh hưởng”, vì cũng cần phải khám phá insight khách hàng.
Bạn đang xem bài viết: Big idea là gì? Big idea trong các chiến dịch marketing
>>Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi làm content marketing
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
23 Tháng Mười Một, 2022