Schema Markup là gì Từ khóa tìm kiếm cho: Mẫu Schema markup giúp tăng EEAT cho nội dung YMYL của bài viết : Mẫu Schema markup, EEAT, YMYL,

Chỉ mất khoảng 6 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (1 votes)
0 comments
Mẫu Schema markup giúp tăng EEAT cho nội dung YMYL của bài viết

Mẫu lược đồ hỗ trợ EEAT cho các bài viết thông tin YMYL này sẽ cho phép bạn chứng minh với Google rằng nội dung của bạn đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm đối với nội dung YMYL bằng cách mô tả chi tiết ai là tác giả của nội dung, ai đã nghiên cứu nội dung và ai đã kiểm tra nội dung trên thực tế. Cùng TNDigi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Schema Markup nó là gì?

Schema markup là loại ngôn ngữ dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, giúp quá trình nhận biết và phân loại website nhanh hơn. Tên đầy đủ của nó là Schema.org nhưng thường được gọi với cái tên là Schema hay schema markup.

Ra đời vào năm 2011 với sự hợp tác của Google, Yahoo, Bing, Yandex với mục đích chính là để các công cụ tìm kiếm có thể hiểu thêm nội dung được đưa ra từ người phát triển web, từ đó đưa ra kết quả phù hợp hơn.

Schema markup thường được SEO sử dụng như thế nào?

Với một website, bài đăng hay một liên kết có chứa nội dung không được cài đặt, tích hợp thêm schema thì nó sẽ hiển thị nội dung vô cùng ít. Thông thường sẽ chỉ có Domain, tiêu đề SEO và mô tả tìm kiếm của nó.

Một kết quả tìm kiếm không có schema markup
Một kết quả tìm kiếm không có Schema markup

Nhưng cũng với website đó, SEOer sẽ tận dụng Schema markup để hiển thị thêm nhiều thông tin hơn, thậm chí làm đẹp kết quả tìm kiếm của mình so với những đối thủ khác. Đặc biệt là phô ra được điểm khác biệt của mình so với những đối thủ khác.

Schema markup được tận dụng để  trang trí và hiển thị thêm nhiều thông tin
Schema markup được tận dụng để trang trí và hiển thị thêm nhiều thông tin

Schema Markup thường được dùng cho những loại nội dung nào?

Bạn có thể sử dụng Schema để hiển thị thêm với các nội dung liên quan như:

  • Đoạn trích nổi bật.
  • Breadcrumbs Schema Markup.
  • Sitelinks.
  • Tìm kiếm trang web.
  • Schema Article.
  • Review Schema.
  • Local Business Schema.
  • Recipe Schema.
  • Product Schema.
  • Sự kiện (Event).
  • Person Schema Markup.
  • Tổ chức (Organization Schema).
  • Service Schema.
  • Course Schema.
  • Book Schema.
  • Job Posting Schema.

Cách thêm Schema markup cho website, bài viết

Thông thường để tạo schema không có lỗi và chính xác thì mình sẽ sử dụng công cụ tạo schema để tạo mã JSON-LD, sau đó thêm vào bài viết bằng Rankmath được tích hợp sẵn, sau đó kiểm tra có thành công hay không.

Tạo Schema markup

Bạn truy cập vào: https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/ (đây là trang mà mình thường sử dụng)

Chọn loại schema cần tạo
Chọn loại Schema cần tạo

Sau đó nhập nội dung của Schema bạn muốn hiển thị.

Nhập nội dung cho schema
Nhập nội dung cho Schema

Thêm Schema vào bài viết

Bạn tiến hành theo các bước sau:

  • Mở bảng công cụ Rankmath
  • Mở phần Schema
  • Mở công cụ tạo Shema markup
  • Chọn import để thêm schema
  • Chọn loại định dang (vì ở trên mình dùng JSON-LD nên mình chọn tùy chọn đó)
  • Dán code vừa copy ở bước trên vào
  • Ấn Process code để công cụ kiểm tra và tìm kiếm schema
  • Ấn vào use để thêm nó vào bài đăng
Cách thêm schema vào bài viết
Cách thêm Schema vào bài viết

Sau bước 8 thì hộp thoại khác hiển thị lên, bạn chỉ cần ấn vào save your post là được nhé

Thêm schema thành công
Thêm Schema thành công

Kiểm tra Schema có hoạt động hay không

Bạn vào đường dẫn: https://search.google.com/test/rich-results sau đó dán liên kết vào để kiểm tra

Kiểm tra schema markup url bằn rich results test
Kiểm tra Schema markup URL bằn Rich Results test
Url đã nhận schema bạn đã thêm
URL đã nhận Schema bạn đã thêm

Schema markup cho lĩnh vực sức khỏe có gì khác biệt?

Sức khỏe là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, nên khi tạo Schema cũng có chút khác biệt. Thông thường nó buộc phải có thêm thông tin như nguồn gốc bài viết, tính xác thực… Nên nếu như bạn có ý định thêm thì hãy cân nhắc và làm thật kỹ.

Mẫu Schema markup cho lĩnh vực sức khỏe

Bạn có thể tải file tại đây hoặc xem nội dung file ở bên dưới nhé!

<script type="application/ld+json">
{
"@context": "https://schema.org",
"@type": "FAQPage",
"@id": "URL của page + #FAQPage",
"mainEntity": [
{
"@type": "Question",
"name": "Question 1",
"acceptedAnswer": {
"@type": "Answer",
"text": "Answer 1"
}
},
{
"@type": "Question",
"name": "Question 2",
"acceptedAnswer": {
"@type": "Answer",
"text": "Answer 2"
}
},
{
"@type": "Question",
"name": "Question 3",
"acceptedAnswer": {
"@type": "Answer",
"text": "Answer 3"
}
}
],
"reviewedBy": {
"@type": "Person",
"@id": "kgimd của người review câu hỏi FAQ",
"name": "Tên của người review",
"description": "giới thiệu về người review"
},
"about": {
"@type": "Article",
"@id": "URL của bài viết + #Article",
"url": "URL của bài viết",
"headline":"H1 của bài viết",
"image": "URL of the feature image",
"inLanguage":"en-US",
"mainEntityOfPage":"URL của bài viết",
"about": "từ khóa chính",
"audience": {
"@type": "Audience",
"name": "Các khán giá chính"
},
"spatialCoverage": {
"@type": "Country",
"name": "Quốc gia hoặc vùng phủ sóng của bài viết"
},
"mentions": [
{
"@type": "Thing",
"name": "Thực thể 1",
"sameAs": "URL của Wikipedia/WikiData về Thực thể 1"
},
{
"@type": "Thing",
"name": "Thực thể 2",
"sameAs": "URL của Wikipedia/WikiData về Thực thể 2"
}
],
"isPartOf": {
"@type": "WebPage",
"@id": "URL của website + #WebPage",
"mainContentOfPage":{
"@type":"WebPageElement",
"cssSelector":"#main"},
"about": "Target keyword",
"isPartOf": {
"@type": "Website",
"@id": "URL của Website + #Website",
"name": "Tên của Website",
"publisher": {
"@type": "LocalBusiness",
"@id": "URL của Website + #Organization",
"url": "URL của website",
"name": "Tên của tổ chức",
"description": "mô tả về tổ chức",
"logo": {
"@type": "ImageObject",
"@id": "URL của Website + #logo",
"url": "URL ảnh Logo",
"contentUrl": "URL ảnh Logo",
"width": "Chiều rộng của ảnh",
"height": "Chiều cao của ảnh"
},
"sameAs": [],
"founder": {
"@type": "Person",
"name": "Tên founder",
"knowsAbout": {
"@type": "Thing",
"@id": "Lĩnh vực hoặc chủ đề về founder trên wikipedia"
}
},
"currenciesAccepted": "USD",
"openingHoursSpecification": {
"@type": "OpeningHoursSpecification",
"dayOfWeek": [
"https://schema.org/Sunday",
"https://schema.org/Saturday",
"https://schema.org/Thursday",
"https://schema.org/Tuesday",
"https://schema.org/Friday",
"https://schema.org/Monday",
"https://schema.org/Wednesday"
],
"opens": "00:00",
"closes": "00:00"
},
"paymentAccepted": [
"Cash",
"Credit Card"
],
"priceRange": "1-100000000",
"address": {
"@type": "PostalAddress",
"@id": "URL của Website + #address",
"name": "Tên của loại địa chỉ",
"streetAddress": "tên đường",
"addressLocality": "Tỉnh hoặc Thành Phố",
"addressRegion": "Tỉnh hoặc Thành Phố tên viết tắt",
"postalCode": "code của tỉnh hoặc thành phố",
"addressCountry": "Quốc gia hoạt động"
},
"geo": {
"@type": "GeoCoordinates",
"latitude": "kinh độ",
"longitude": "vĩ độ"
},
"location": {
"@id": "URL của Website + #address"
},
"hasMap": [
"URL ngắn của maps",
"URL 200 của maps"
],
"areaServed": {
"@type": "AdministrativeArea",
"name": "Tên quốc gia hoạt động",
"@id": "kgimd của quốc gia đó",
"url": "URL về quốc gia đó trên wikipedia",
"hasMap": "URL ngắn maps của quốc gia đó"
},
"contactPoint": {
"@type": "contactPoint",
"email": "email của tổ chức",
"telephone": "số điện thoại của tổ chức",
"areaServed": {
"@id": "kgimd của quốc gia hoạt động"
}
}
}
},
"relatedLink": "Link giới thiệu về tổ chức",
"author": [
{
"@type": "Person",
"name": "Tác giả 1",
"description": "Giới thiệu về tác giả 1"
},
{
"@type": "Person",
"name": "Tác giả 2",
"description": "iới thiệu về tác giả 2"
}
],
"reviewedBy": {
"@type": "Person",
"@id": "kgmid của người review bài viết",
"name": "Tên của người review bài viết",
"description": "Giới thiệu về người review bài viết"
}
}
}
}
</script>

>> Xem thêm: SERP Features là gì? Một số SERP Features phổ biến hiện nay

Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Vote bài viết:
5/5 (1 votes)

Để lại đóng góp ý kiến hoặc "chê" mạnh mẽ vào bài viết nào!