
Chỉ mất khoảng 9 phút để nắm hết nội dung!
Hẳn là khi ta bắt đầu tìm kiếm một thứ gì đó trên công cụ tìm kiếm – đặc biệt là Google thì thấy một vài kết quả có hiển thị khác so với những kết quả còn lại. Những khác biệt đó được tạo ra từ Schema Markup. Vậy mục đích schema markup được tạo ra dùng để làm gì và triển khai nó có khó không? Cùng TNDigi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Schema là gì?
Schema là nơi cung cấp dữ liệu cụ thể để các bộ máy tìm kiếm có thể hiểu chính xác nội dung mà website đề cập, từ đó đưa ra các kết quả đúng hơn với mong muốn của người dùng.
Schema markup là gì?
Schema markup là một hình thức tạo ngữ cảnh, được thêm vào trong website HTML của bạn. Nó giúp tất cả các bộ máy tìm kiếm hiểu và làm nổi bật nội thông tin cần thiết của nội dung website. Nó đặc biệt hiệu quả khi giúp bộ máy tìm kiếm quét và index website tốt hơn.
Schema markup sẽ giúp bot của công cụ tìm kiếm hiểu được loại dữ liệu đang có trong site của bạn là gì. Từ đó tạo ra ngữ cảnh phù hợp cho kết quả tìm kiếm dựa trên các thông tin quan trọng được đánh dấu bằng schema markup.

Mục đích mà Schema markup được tạo ra?
Thuở ban đầu thì đây là công cụ giúp các công cụ tìm kiếm kiểm soát chất lượng nội dung website tốt hơn, là công cụ giúp giải thích nội dung trên trang hiệu quả hơn. Nhưng sau này nó được tận dụng để làm cho nội dung bạn thật sự thu hút và cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn như có thể hiển thị voucher, thời gian diễn ra sự kiện hay kể cả kết quả trả lời của câu hỏi mà không cần ấn vào để đọc và tìm kiếm trên bài viết.
Và đây là những lợi ích mà Schema markup mang lại:
- Tăng lượng thông tin có thể hiển thị trên kết quả tìm kiếm
- Hỗ trợ công cụ tìm kiếm phân loại nội dung
- Làm nổi bật các thông tin quan trọng, tích cực trên trang kết quả
- Tăng traffic, CTR, nhận diện thương hiệu
- Làm rõ nội dung của bạn hơn
Trên thực tế thì có một số thuật ngữ liên quan đến dữ liệu có cấu trúc mà ta thường dễ nhầm lẫn chúng với nhau, nên mình sẽ hỗ trợ bạn phân biệt chúng.
Phân biệt Structured data, JSON-LD và Schema.org
Structured data
Structured data là dữ liệu có cấu trúc, nghĩa là dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc, định dạng sẵn.
Ví dụ như bạn có hàng loạt thông tin về khách hàng như tên, email, địa chỉ, mạng xã hội, số điện thoại, sở thích thì bạn sẽ lưu trữ và quản lý nó dưới dạng một bảng bao gồm các hàng và các cột (y như excel vậy).

Phổ biến hơn trong SEO thì nó được dùng để đánh dấu dữ liệu trên trang web nhằm cung cấp thêm thông tin về nội dung trang đó.
JSON-LD
SON-LD là viết tắt của JavaScript Object Notation for Linked Data, là một phương thức mã hóa dữ liệu liên kết sử dụng JSON
- JSON là một định dạng trao đổi dữ liệu nhẹ, dễ đọc và viết đối với con người và dễ phân tích và khởi tạo đối với máy tính
- Linked Data là cách sử dụng internet để kết nối các dữ liệu có liên quan
JSON-LD là kết hợp của cả hai thứ trên. Nó sẽ là một đoạn code cho bạn biết sản phẩm nào có giá thế nào, hoặc zip code này thuộc về công ty nào… Về cơ bản, bạn sẽ cung cấp một đoạn mã Javascript nhỏ có tất cả thông tin trên.
< script type=”application/ld+json”>
{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “Organization”,
“url”: “http://www.example.com”,
“name”: “Unlimited Ball Bearings Corp.”,
“contactPoint”: {
“@type”: “ContactPoint”,
“telephone”: “+1-401-555-1212”,
“contactType”: “Customer service”
}
}
Schema.org
Schema.org là hệ thống cho phép bạn đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trong các trang web (tức là trực quan hóa dữ liệu có cấu trúc lên website của bạn).
Điểm danh 7 loại Schema markup phổ biến
Đoạn trích nổi bật
Đoạn trích nổi bật là tóm tắt câu trả lời cho truy vấn của người dùng, được hiển thị đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (tạm gọi là top 0), đính kèm theo nó là URL và tiêu đề của trang.

Khi được hiển thị như thế này chứng tỏ nội dung của bạn được ưu tiên hơn nhiều lần so với những trang khác, và có thể coi là hữu ích nhất cho truy vấn của người dùng.
Tìm kiếm trang web
Đôi lúc bạn sẽ thấy bên dưới kết quả trang web có hộp thoại tìm kiếm, nó cho phép người dùng tìm kiếm trên trang đó mà không cần phải truy cập vào trang.
Breadcrumb trail
Breadcrumb trail là một vài điều hướng phụ được hiển thị thêm nhằm tối ưu tương tác của người dùng. Nếu như Breadcrumb được hiển thị bên trên tiêu đề thì Breadcrumb trail sẽ hiển thị ở dưới phần mô tả meta description.
Sitelink
Sitelink là những liên kết xuất hiện thêm dưới liên kết chính của bạn khi tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm. Nó cũng giúp tăng tỉ lệ nhấp vào website bạn mà không cần phải trả thêm phí.
Review Schema
Review schema thể hiện các đánh giá của website bạn, thông thường nó sẽ là đánh giá trên googlemap. Nếu như trang của bạn được hiển thị dạng này thì khả năng tăng tỉ lệ nhấp sẽ cao hơn rất nhiều.
Local Business Schema
Local Schema Markup giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định loại hình kinh doanh, sản phẩm của. Nó cũng giúp danh sách Google My Business của bạn phong phú, chi tiết hơn. Đồng thời, cũng giúp tối ưu hóa trang web của bạn khi SEO Google map. Việc triển khai loại Schema Markup nào phụ thuộc vào loại trang web bạn sở hữu và mức độ tối ưu hóa tìm kiếm hiện tại của nó.
Schema ranking
Dạng schema ranking được sử dụng nhiều nhất và dễ dàng hiển thị hơn cả. Thông thường đối với website wordpress thì sử dụng thông quan các plugin hỗ trợ tối ưu SEO, nó sẽ được set tự động mà bạn không cần phải triển khai hay cài đặt quá nhiều.

Chi tiết hơn về các loại Schema bạn có thể xem thêm tại bài viết này nhé.
Làm thế nào để kiểm tra xem một liên kết bất kì đã tồn tại Schema markup hay chưa?
Nó có nhiều cách nhưng thông thường mình vẫn thiên về sử dụng công cụ của Google là https://search.google.com/structured-data/testing-tool hoặc từ chính schema.org là https://validator.schema.org/.

Cũng có một cách khác nữa để kiểm tra là bạn tìm ở mã nguồn trang bằng cách: mở mã nguồn trang (Ctrl + U) → bật hộp thoại tìm kiếm (Ctrl + F) rồi gõ Schema.org.
Nhưng làm sao để triển khai dạng Schema markup nào cho website của bạn?
Có nhiều cách có thể triển khai một cách nhanh chóng
Cách 1. Sử dụng plugin
Ưu tiên hạn chế cài plugin là những gì mình vẫn thường làm, nên mình sẽ tận dụng những gì được kèm theo khi cài plugin khác để sử dụng.
Hai plugin quan trọng được sử dụng nhiều nhất là Yoast SEO và Rank Math SEO
Cách 2. Thêm bằng cách thủ công
Đối với những schema bạn muốn áp dụng trên tất cả các trang thì bạn chèn vào header hoặc footer của trang hoặc thông qua plugin “insert header and footer”.
Đối với những bài viết, sản phẩm hay trang bạn muốn hiển thị riêng thì bạn có thể chèn vào phần mã html của nội dung trang.
Tạo Schema markup như thế nào để không bị lỗi?
Bạn có thể sử dụng những file mà mình chia sẻ dưới đây hoặc tạo ở một số trang có hỗ trợ tạo như Schema markup Generator.
Nếu như bạn vẫn gặp khó khăn trong việc tạo hay gặp lỗi trong quá trình triển khai thì đừng ngần ngại liên hệ mình tại form hoăc chính Zalo của mình nhé.
Tổng kết lại thì…
Schema markup nó sẽ giúp cho trang bạn thật sự khác biệt so với những trang khác, việc tạo cũng sẽ gặp nhiều vấn đề, thậm chí một số loại dù bạn tạo thành công thì nó chưa chắc đã hiển thị trên trang kết quả. Vậy nên bạn có thể sử dụng dịch vụ seo trọn gói hoặc học SEO miễn phí tại TNDigi nhé. Chúc bạn thành công.
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
5 Tháng Sáu, 2023