Tỉ lệ Bounce rate website - TNDigi Việt Nam Từ khóa tìm kiếm cho: Bounce rate là gì? Vì sao lại đáng được quan tâm đến vậy? : bounce rate, tỉ lệ thoát trang, Nguyên nhân làm bounce rate tăng cao, Event tracking code,

Chỉ mất khoảng 11 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (1 votes)
0 comments
Bounce rate là gì? Vì sao lại đáng được quan tâm đến vậy?

Bounce rate hay còn gọi là tỉ lệ thoát. Nó có vai trò như thế nào trong SEO, Làm sao để tối ưu tỷ lệ thoát ở mức thấp nhất? Cùng TNDigi tìm hiểu trong hôm nay nhé.

Bounce rate là gì?

Bounce rate là tỉ lệ thoát. Là phần trăm khách hàng chỉ vào đúng 1 trang và rời đi sau khi đó mà không qua trang khác.

Ví dụ tỉ lệ Bounce rate là 60% thì 100 người vào website chỉ có 40 người ấn và xem thêm nội dung khác.

Mọi người thường sử dụng Bounce rate như làm một chỉ số đánh giá sự hiệu quả của trang, Bouncerate cao là xấu và bounce rate thấp là tốt. Và sự thật đúng là như vậy.

Nó là chỉ số quan trọng trên một website bởi:

  • Bounce rate có thể cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng đối với nội dung của bạn, chỉ số này cao chứng tỏ nội dung của bạn chưa phù hợp với khách hàng.
  • Trải nghiệm người dùng có lẽ là yếu tố vô cùng quan trọng trên website, Google có thể sẽ không thích những trang có chất lượng kém và sẽ không đề cao trang đó trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
  • Còn một điều quan trọng, nếu khách hàng rời đi ngay lập tức thì rất khó để họ có thể tạo ra được tỉ lệ chuyển đổi.

Bouncerate là số liệu phân tích được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong kỹ thuật số và phân tích lưu lượng trang web, và nó cũng được xem là một chỉ số đánh giá thành công của website.

Vậy làm sao để biết được Bounce rate của bạn đang cao hay thấp?

Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Tùy trang thông tin, ví dụ như những trang tin tức chỉ cập nhật những tin hot được khách hàng săn đón và họ chỉ đọc hết bài thì tỉ lệ bounce rate sẽ rất cao. Có những trang cung cấp thông tin, họ đọc hết trang này đến trang khác không ngừng nghỉ, khi đó tỉ lệ bounce rate sẽ thấp hơn.

Tâm lý của người đọc là họ sẽ đọc đoạn đầu, nếu không tìm kiếm được thông tin mình cần thì họ sẽ lướt xuống dưới để đọc tiếp, nếu không tìm được thông tin hữu ích thì họ sẽ thoát trang và kết thúc.

Dưới đây là bảng tỉ lệ Bounce rate đối với các dạng website

Bảng tỉ lệ bounce rate với các hình thức wesbsite - tndigi việt nam
Bảng tỉ lệ Bounce rate với các hình thức wesbsite – TNDigi Việt Nam

Nguyên nhân Bounce rate tăng cao

Bạn cần tối ưu onpage cho website cả về kỹ thuật và hình thức, dưới đây là một số chỉ số bạn cần cải thiện.

Tốc độ tải trang chậm

Thời gian khách hàng chờ để được vào trang của bạn phải thật sự nhanh và phản hồi ngay lập tức, nếu thời gian tải lâu hay click vào trang nhưng không có phản hồi lập tức thì họ sẽ nghĩ trang này lỗi server rồi, chắc không xem được nội dung đâu và họ sẽ đi xem thông tin trang khác.

Ngoài ra, tốc độ tải trang còn là yếu tố giúp google đánh giá cao thứ hạng. Nên việc cải thiện tốc độ trang ngoài giảm tỉ lệ thoát trang còn giúp trang bạn thăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Bạn nên kiểm tra tốc độ website thường xuyên để có những biện pháp cải thiện kịp thời.

Tác động của tốc độ tải trang đối với tỉ lệ bounce rate - tndigi việt nam
Bảng tỉ lệ Bounce rate đối với các ngành nghề

Nội dung trên website không chất lượng

Nội dung là yếu tố quan trọng nhất khiến khách hàng vào và chọn trang của bạn. Nội dung không thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm, họ sẽ rời bỏ và tìm kiếm nguồn thông tin chất lượng hơn.

Ngược lại, nội dung tốt – EAT không chỉ giúp khách hàng ở lại vào những lần sau mà còn lướt và đọc nhiều thông tin hữu ích hơn.

Tiêu đề và mô tả khác so với nội dung

Đừng bao giờ đánh lừa khách hàng trong việc đặt tiêu đề và mô tả, có thể bạn thu hút được khách hàng vào xem nội dung nhưng họ sẽ rời đi ngay lập tức nếu nội dung không đáp ứng được nhu cầu.

Trang không có liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ nhằm cung cấp thêm thông tin cho khách hàng từ bài này sang bài khác và nó cải thiện được tỉ lệ thoát đáng kể. Không gắn liên kết nội bộ y như việc bạn tự treo cổ mình, người dùng sẽ không biết làm gì để đọc bài gì tiếp theo sau khi đọc xong bài viết của bạn.

Website bị lỗi kỹ thuật

Lỗi này có thể kể đến như 404, lỗi hiển thị đơn giản hay nặng hơn là lỗi hiển thị toàn trang. Gặp phải lỗi này bạn cần kiểm tra và khắc phục ngay lập tức.

Lỗi kỹ thuật trên trang - tndigi việt nam
Lỗi kỹ thuật trên trang

Trường hợp duy nhất không được tính vào Bounce rate

Trong bất kỳ ngữ cảnh nào, có nhiều hơn 1 GIF request được tạo ra trong một lần truy cập, nó không được tính là một lần thoát trang dù nó đang là một lượt truy cập vào 1 trang duy nhất.

Cụ thể:

Event tracking

Người dùng đến với website của bạn thông qua một Event tracking code sau đó rời đi mà không đi đến trang khác.

Ví dụ: Người dùng vào mộ trang trên website và ấn nút chạy video (Mà bạn đang theo dõi thông qua code Event tracking) rồi tời khỏi trang đó mà không truy cập thêm trang khác. Google không coi đây là một lần thoát trang vì đã có 2 request được thực hiện, một trong số đó là lượt click vào để xem video.

Vì vậy, nếu bạn có cài Event tracking code lên website thì sẽ giảm được Bounce rate đáng kể.

Social Interactions tracking

Người dùng đến website và khởi động một sự kiện xã hội thông qua mã theo dõi phân tích từ mạng xã hội, sau đó rời khỏi trang mà không đi đến trang nào khác.

Ví dụ như người dùng đến website, đọc hết bài và chia sẻ thông qua nút share bài viết trên website va rời khỏi trang.

Trùng nhiều GATC – Google Analytics Tracking Code trên website

Nếu trang có chứa hơn 1 mã theo dõi giống nhau ở trang (như 1 ở header, 1 ở footer) thì đã có ít nhất 2 gif request được thực hiện. Kết quả là lượt xem trang này không được xem là một lần thoát trang.

Vì vậy hãy chắc chắn rằng có duy nhất 1 GATC (Google Analytics Tracking Code) trên website.

7 yếu tố quyết định đến chỉ số Bounce rate của trang

Không có tiêu chuẩn nào để đánh giá chỉ số thoát trang của một trang. Chỉ số thoát trang cao không phải lúc nào cũng xấu, thậm chí chỉ số này thấp cũng cực kì không tốt.

Bạn nên nhớ rằng, Bounce rate ở mỗi trang là khác nhau, và không có cơ sở nào để so sánh, đánh giá 2 website khi chỉ dựa trên chỉ số Bounce rate.

Khi xem xét dến Bounce rate của mộ nguồn bất kì, bạn nên xm xét đến những yếu tố quan trọng sau:

  • Mục đích, hành vi của người dùng
  • Loại hình website
  • Loại hình Landing page
  • Chất lượng landing page
  • Loại hình content
  • Loại hình doanh nghiệp
  • Chất lượng traffic

Mục đích, hành vi của người dùng

Triển khai content marketing chỉ hiệu quả khi bạn đưa ra nội dung đúng với đối tượng. Nếu trang không cung cấp thông tin thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng, họ sẽ rời đi ngay lập tức. Hoặc tệ hơn, dù trang có đầy đủ thông tin nhưng không biết cách thu hút truy cập vào những trang khác thì khách hàng cũng rời đi ngay sau đó.

Trong trường hợp này, chỉ số bounce rate cao cũng đã đánh giá website bạn thỏa mãn đầy đủ mục đích tìm kiếm, khiến họ không có nhu cầu phải click sang trang khác.

Loại hình website

Những loại website khác nhau sẽ có Bounce rate khác nhau. Nếu là trang Blog thì bounce rate cao là hết sức bình thường. Những người sở hữu Simple page thì chỉ số này còn lên đến 100%.

Bên cạnh đó, nếu như bạn không cài đặt flash event thì bounce rate cao chóng mặt.

Nhưng hiển nhiên, bạn nên chỉ tập trung vào tỉ lệ bouncerate của trang mình, và tối ưu theo đúng mục đích mà mình mong muốn.

Loại hình Landing page

Nếu người dùng đến trang bạn và chỉ muốn tìm thông tin liên hệ thì truy cập sẽ nhanh chóng kết thúc. Và Bouncerate ở trang này sẽ cao hơn những trang khác rất nhiều.

Chất lượng landing page

Trang bạn tràng ngập quảng cáo, thông tin lộn xộn như một trang spam và không có nút kêu gọi hành động thì rõ ràng, trang đó chỉ số sẽ rất cao.

Về điểm này bạn nên tập trung vào tối ưu UX UI để giữ người dùng ở lại và khuyến khích họ thực hiện hành động.

Loại hình content

Nếu như bạn cảm thấy cần nhiều thời gian hơn để đọc nội dung này thì người dùng cũng vậy, họ sẽ lưu lại trang này và quay lại đọc khi rảnh rỗi.

Loại hình doanh nghiệp

Tỉ lệ thoát trang ở mỗi lĩnh vực kinh doanh là khác nhau, một số lĩnh vực xuất bản thì chỉ số này cao là bình thường.

Bảng tỉ lệ bounce rate đối với các ngành nghề
Bảng tỉ lệ Bounce rate đối với các ngành nghề

Chất lượng traffic

Traffic đến từ sai nguồn có thể khiến bouncerate tăng cao kỉ lục. Ví dụ người dùng đến từ lĩnh vực Digital Marketing sẽ khác xa so với lĩnh vưc SEO.

Vì vậy hãy cân nhắc chọn đúng nguồn để có được chất lượng traffic tốt hơn.

Top thủ thuật tối ưu tỉ lệ Bounce rate cho website

  • Ngưng tập trung vào những keyword có traffic thấp
  • Tạo Landingpage thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng
  • Tạo trang có nút call to action được hiển thị nổi bật
  • Nút call to action cần liên quan đến landing page được dẫn đến
  • Viết nội dung đơn giản, dễ hiểu
  • Xây dựng trang thu hút và tối ưu tốc độ website
  • Dùng Virtual pageview hoặc Event tracking cho nội dung
  • Tạo thêm nhu cầu cho người dùng bằng các nội dung tương ứng

Bounce rate giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt liên quan đến nội dung, cải thiện SEO và trải nghiệm người dùng. Qua đó bạn có thể xem mức độ nào là tích cực, tiêu cực. Hi vọng nội dung bài viết đã giúp bạn một phần nào hiểu hơn về tỉ lệ thoát trang.

Bạn đang xem bài viết: Bounce rate là gì? Vì sao lại đáng được quan tâm đến vậy?

Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Bài viết Bounce rate là gì? Vì sao lại đáng được quan tâm đến vậy? sử dụng từ khóa để tìm kiếm là: bounce rate - tỉ lệ thoát trang - Nguyên nhân làm bounce rate tăng cao - Event tracking code - TN Digital
Vote bài viết:
5/5 (1 votes)