
Chỉ mất khoảng 8 phút để nắm hết nội dung!
Topical Authority là một cách để bạn gia tăng thứ hạng và cải thiện lưu lượng tìm kiếm tự nhiên nhanh nhất. Authority là thẩm quyền – nó được sử dụng rất nhiều trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hiện nay. Nhưng nó có ý nghĩa gì? cùng TNDigi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Authority là gì?
Để mình liên tưởng một ví dụ đơn giản nhất. Hẳn là bạn thường xuyên đọc báo, một tin giật gân, sốc đến mức nhiều khi bạn nghi ngờ vào độ tin cậy của nó. Rồi bạn sẽ nghĩ đến người viết đó thật sự có thể tin tưởng hay chỉ nhằm mục đích câu views? Bạn sẽ có suy nghĩ rằng:
- Người viết tin đó có thật sự uy tín?
- Tờ báo đó có thường xuyên đưa tin chính xác không?
- Mọi người có tin tưởng vào uy tín tờ báo đó trong nhiều năm qua?
Với tư cách là một độc giả thường xuyên đọc tin tức, bạn sẽ kiểm tra độ tin cậy của thương hiệu đó. Google cũng vậy.
Khi Google xếp hạng các trang trong truy vấn của người dùng, công cụ tìm kiếm sẽ đặt ra rất nhiều yếu tố để xác định mức độ thẩm quyền – Authority của website đó trên một chủ đề cụ thể. Và đưa ra những trang có Authority cao hơn.
Trong SEO, những trang có Authority cao hơn sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn. Nếu bạn muốn xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm, bạn cần tạo nội dung có thẩm quyền, có chất lượng, Và đó là cách bạn xây dựng lòng tin trong lòng người đọc và cả Google.

Topical Authority là gì?
Authority là thước đo đánh giá mức độ tin cậy hoặc uy tín. Đối với Google thì nó là một trang hay một website cụ thể. Google có thể sử dụng Authority để xác định mức độ quan trọng của các trang nhất định.
Topical Authority là thước đo cho thẩm quyền được phát triển thông qua nội dung chất lượng. Các bài viết có chất lượng cao, nhiều thông tin sẽ có nhiều người hơn tin tưởng vào website – là website bạn có một tài nguyên về chủ đề cụ thể.

Một bài Blog được viết bởi chuyên gia trong lĩnh vực bao giờ cũng có sức ảnh hưởng hơn là một gà mờ mới tìm hiểu hoặc là người chưa thể khẳng định mình có chuyên gia về một chủ đề.
Topical Authority là chỉ số quan trọng cho thấy bạn hiểu độc giả như thế nào trên internet – hiểu họ tìm kiếm gì và cần gì trên internet.
Bạn có thể phát triển chỉ số này thông qua nội dung chất lượng trên website, social, các liên kết chất lượng trỏ về website hay các lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Trong khi có thể bạn hiểu nhầm nhưng cần phân định rõ Domain Authority và Topical Authority. Domain Authority liên quan đến kỹ thuật SEO nhiều hơn, ví dụ như xây dựng liên kết.
Những người làm sáng tạo nội dung luôn thêm topical authority vào chiến lược marketing của mình. Khi bạn tập trung vào tích hợp nhiều topical authority nhiều hơn, bạn sẽ có được nhiều lượt click – like – share hơn.
Topical Authority hoạt động như thế nào?
Bạn đang là một người nghiên cứu về Google thì bạn cần phải hiểu nó nhiều nhất có thể. Những thuật toán của Google ra đời nhằm cải thiện nhiều hơn kết quả tìm kiếm, đáp ứng cho người dùng nhiều hơn.
Topical Authority phổ biến hơn khi thuật toán Hummingbird ra đời đã thay đổi cách Google phân tích nội dung và đưa ra chiến lược tốt hơn để hỗ trợ tìm kiếm của người dùng.
Trước khi thuật toán Hummingbird ra đời thì tập trung vào từ khóa là vô cùng quan trọng, nhưng sau đó tìm kiếm ngữ cảnh ra đời đã thay đổi cục diện. Như việc bạn tìm kiếm “Cách nướng bánh” sẽ cho ra kết quả khác so với “khác biệt giữa nấu và nướng”.
Với topical Authority, bạn cần phải tạo ra nội dung kỹ lưỡng và độc đáo với hiểu biết rộng chủ đề được thảo luận. Nghiên cứu từ khóa – lên nội dung và xây dựng liên kết là điều vô cùng quan trọng.
Với Authority, người viết cần đưa ra nhiều từ khóa, nội dung liên quan đến chủ đề hơn.
Ứng dụng Topical Authority để nâng cao uy tín thương hiệu
Làm thế nào để duy trì và nâng cao Authority trên website?

Lên chiến lược nội dung
Tạo một chiến lược nội dung chi tiết là vô cùng quan trọng, chiến lược này bao gồm một luồng nhất quán về nội dung xây dựng Authority từ việc xây dựng liên kết, anchor text, và triển khai nội dung để hướng đến những chuẩn kiến thức mà người dùng muốn đọc.
Nội dung này có thể là đánh giá những thay đổi, chia sẻ suy nghĩ về chủ đề. Sau đó lên kế hoạch về thời gian để phát hành nội dung đến với khách hàng, người theo dõi.
Viết chủ đề thành cụm
Bạn nên tập trung nhiều hơn vào một chủ đề, biến chúng thành trụ cột nội dung cho website và biến bạn thành chuyên gia về các chủ đề đó.
Viết chủ đề thành cụm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho SEO, các cụm chủ đề này sẽ cho công cụ biết rằng bạn cung cấp nội dung có giá trị hơn về chủ đề so với đối thủ cạnh tranh.
Bạn không nhất thiết phải tối ưu theo từ khóa vì tìm kiếm ngữ nghĩa của Google sẽ thay bạn làm điều đó, nhiều lúc bạn cố tình tối ưu theo từ khóa còn khiến Google đánh SPAM bạn.
Phát triển nội dung thành cụm là bạn sẽ trả lời tất cả vấn đề liên quan đến chủ đề đó, và phân bổ nó thành mô hình nội dung cụ thể. Như mình thì mình sẽ phát trển theo mô hình topic Cluster.
- Xác định chủ đề trọng tâm
- Tạo trang nội dung chính
- Tận dụng Backlink
Tối ưu theo ý định tìm kiếm của người dùng
Google và các công cụ tìm kiếm khác luôn có các thuật toán để tập trung vào mục đích tìm kiếm của người dùng. Khi một người dùng đang tìm kiếm thông tin cụ thể, công cụ tìm kiếm sẽ luôn cố gắng đưa ra được nội dung mà người dùng muốn nhất.
Các thuật toán có thể tập trung vào diễn giải từng chi tiết nhỏ nhất của người dùng:
– Khi truy vấn có từ “làm” thì câu trả lời của họ sẽ hướng đến một hành động cụ thể, ví dụ như mua sản phẩm hay đặt một dịch vụ
- Khi truy vấn có từ “biết” thì tập trung vào việc họ cần hiểu nội dung của chủ đề đó
- Khi truy vấn có từ “đi” thì có thể họ tìm muốn tìm một chỉ dẫn cụ thể
Và các content creator đã vận dụng điều này để gom nhóm, phát triển, điều hướng trên bài viết của họ.
Cấu trúc website đồng nhất

Cấu trúc website nên thống nhất và kết hợp từ khóa SEO vào đó. Điều quan trọng là bạn cần nghiên cứu từ khóa tốt nhất cho mỗi nội dung cụ thể.
Bạn có thể:
- Đưa từ khóa vào tiêu đề, url mô tả nội dung
- Liên kết bằng cách đặt từ khóa là anchor text cho chính nội dung đó
- Tạo landing page cho nội dung chính và có ý nghĩa lớn trong hành trình khách hàng
Cuối cùng là cần có một sitemap để người dùng và google hiểu hơn về website của bạn.
Xây dựng Topical Authority không phải là chuyện dễ dàng, nó là một quá trình xây dựng và cần sự bền bỉ. Chúc bạn xây dựng Topical Authority cho website thành công!
Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?
Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
27 Tháng Sáu, 2023