Tổng hợp lỗi kỹ thuật trong SEO bạn nên biết Từ khóa tìm kiếm cho: Tổng hợp 9+ lỗi kỹ thuật trong SEO thường gặp nhất : Lỗi kỹ thuật trong SEO,

Chỉ mất khoảng 10 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (1 votes)
0 comments
Tổng hợp 9+ lỗi kỹ thuật trong SEO thường gặp nhất

Theo bạn:

  • Người làm SEO thường mắc lỗi liên quan đến kỹ thuật nào nhất?
  • Những yếu tố nào là ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả SEO của dự án?

Ở bài viết này mình sẽ chưa đả đụng gì đến kỹ thuật offpage mà chỉ tập trung vào sửa lỗi onpage sao cho tối ưu cho dự án và dễ kiểm soát nhất có thể. Và hi vọng bài viết này sẽ hỗ trợ cho bạn nhiều trong quá trình tự học SEO website của bạn.

Nắm vững các yếu tố để SEO thành công, đồng thời biết cách khôi phục website sau những cập nhật lớn của Google sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về thứ hạng website khá nhiều. Theo dõi bài viết ngay nhé!

Trùng lặp Heading

Heading là yếu tố quan trọng nhất để thu hút người dùng truy cập vào website. Google cũng sử dụng nó để xếp hạng bài viết của bạn.

Một số lỗi liên quan đến Heading phổ biến:

  • H1 quá dài, không chứa từ khóa chính và từ khóa liên quan
  • H1 và title trùng nhau
  • H1 không có hoặc không được đặt ở đầu bài viết
  • Title, H1, H2 bị trùng trên các trang khác của website

Phát hiện trùng lặp như thế nào?

  • Thực ra, bạn có thể sử dụng công cụ đa năng Screaming Frog để check đa số các lỗi kỹ thuật SEO Onpage, điển hình như lỗi chưa tối ưu H1/ Title
  • Hoặc sử dụng cấu trúc “allintitle: tên title” để kiểm tra các Title hiện có của bạn có bị trùng với Title của các bài trên web khác hay không

Sửa lỗi nó như thế nào?

  • Dựa vào công cụ thì bạn đã có thể biết được bài nào có lỗi, thiếu hay trùng lặp. Việc của bạn là sửa đổi, thêm title, từ khóa, từ khóa liên quan để điều chỉnh

Tốc độ tải trang

Thông thường tốc độ tải trang chỉ nên từ 2-3s là tốt nhất, người dùng sẽ không đợi chờ website bạn load quá lâu. Có vô vàng website trên internet và họ sẽ không ngại chuyển sang trang khác nếu như họ cảm giác trang bạn chậm, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bạn đấy.

Tăng tốc độ website trên thiết bị di động - tndigi việt nam
Tăng tốc độ website trên thiết bị di động

Hiểu đơn giản hơn thì nếu như họ tìm đến bạn vì dịch vụ SEO nhưng tốc độ tải trang của chính website bạn chưa đáp ứng được thì liệu họ có dám giao cho bạn SEO website của họ.

Nhưng làm thế nào để tối ưu hoá tốc độ website?

  • Thuê một đơn vị hay freelancer có kinh nghiệm / chuyên về lĩnh vực này
  • Đảm bảo bạn đã cài đặt staging domain để cải thiện hiệu suất website
  • Bạn đã cập nhật mã nguồn, giao diện (đối với website wordpress), cơ sở dữ liệu lên mới nhất chưa

Ở đây mình có một bài viết nói rõ hơn về “các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng”, bạn có thể tham khảo để có thể tối ưu tốc độ tải trang cho website mình nhé.

Trải nghiệm người dùng trên Mobile

Google luôn coi trọng trải nghiệm người dùng, các bước đầu tiên của thuật toán xếp hạng là xem xét và đánh giá website bạn thông qua phiên bản di động. Nhưng nói vậy không phải là bạn sẽ bỏ bê trải nghiệm trên màn hình desktop.

Nhưng làm sao để bạn kiểm tra trình duyệt trên mobile?

  • Bạn có thể sử dụng công cụ Mobile Friendly test để kiểm tra xem website bạn có phù hợp với trình duyệt di động hay không (nếu như bạn có quyền truy cập vào search console thì sẽ có mục báo về lỗi này)
  • Trang web của bạn có tương thích với hầu hết các thiết bị khác nhau không? Nếu có bất kì lỗi nào thì bạn nên khắc phục ngay
  • Có nội dung nào không thể hiển thị trên di động hay không? Nếu có thì bạn cần đảm bảo tất cả phải được hiểu thị đầy đủ nhé

Nhưng tối ưu hay sửa lỗi trải nghiệm này như thế nào?

  • Tập trung xây dựng, tối ưu website trên thiết bị di động sao cho thật sự ấn tượng
  • Chọn bản cập nhật giao diện phù hợp với phiên bản
  • Thiết lập “breakpoint” trên thiết bị di động phù hợp hơn
  • Thử nghiệm website trên nhiều phiên bản hệ điều hành (android – ios)
  • Xem xét chuyển sang HTML5 để dễ hiển thị trên di động hơn

Cấu trúc URL không đồng nhất

Về cấu trúc URL bạn nên đồng nhất 1 dạng, nó là dạng phân cấp hay 1 trình đơn duy nhất. Cấu trúc url kém có thể gây khó khăn cho người dùng và cả bot.

Cách thành phần của url - tndigi việt nam
Cách thành phần của URL

Nhưng làm thế nào để tìm ra lỗi về cấu trúc URL?

  • Mang lỗi 404, 302
  • Kiểm tra lỗi trong Google search console
  • Kiểm tra người dùng

Khắc phục lỗi cấu trúc như thế nào?

  • Đảm bảo rằng nội dung được đặt đúng thư mục
  • Đường dẫn dễ đọc – có ý nghĩa
  • Xóa – canonical – hợp nhất nội dung bất kì cùng xếp hạng cho một từ khóa
  • Giới hạn thư mục con không nên quá 3 cấp

Ở đây mình có bài viết về “Cách tạo URL thân thiện trong SEO” bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn nhé!

Nội dung bị ngắn – thin content

Google luôn xếp hạng những trang có nội dung chuyên sâu, cung cấp nhiều thông tin giá trị, hữu ích cho người dùng. Thế nên nếu bạn đang chỉ tập trung viết nội dung cho mục đích SEO thì bạn có thể suy nghĩ chuyển hướng hay cải thiện viết cho người dùng nhiều hơn.

Nếu một trang có quá nhiều nội dung kém chất lượng thì:

  • Nội dung không đáp ứng được nhu cầu của người đọc, điều này có thể làm giảm tỉ lệ chuyển đổi hoặc khả năng tiếp cận khách hàng
  • Nhiều nội dung kém có thể làm giảm tỉ lệ thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm, index
  • Bạn có thể tập trung viết tập hợp nhiều bài cho một chủ đề, rồi tập hợp lại ở cùng một bài viết chi tiết hơn
Khắc phục lỗi thin content
Khắc phục lỗi Thin Content

Nội dung có thể bị đánh giá là Thin content là

  • Số từ trong trang ít hơn 500 từ
  • Không xếp hạng từ khóa trong content, từ khóa có dấu hiệu bị tụt hạng nhiều
  • Tỉ lệ thoát trang cao

Sửa lỗi thin content như thế nào?

  • Gom bài viết lại thành 1 bài
  • Tập trung vào các trang có tương tác cao
  • Tạo ra content phù hợp với nhu cầu của khách hàng

>> Nếu bạn cảm thấy khó quá thì ở đây mình có dịch vụ viết bài PR chuẩn SEO, bạn tham khảo nhé!

Chưa tối ưu thẻ mô tả meta description

Meta description là yếu tố khiến cho người dùng có click vào bài viết của bạn hay không. Meta description chuẩn là:

Tối ưu hóa thẻ meta desctiption - tndigi việt nam
Tối ưu hóa thẻ Meta Desctiption
  • Tóm gọn lại nội dung bài viết
  • Trả lời được thắc mắc của khách hàng

Về phía mặc định thì:

  • Nếu như bạn không viết mô tả thì Google sẽ lấy bất kì phần content nào để đưa vào phần mô tả còn thiếu đó
  • Nếu bạn viết quá nhiều thì nội dung sẽ không được hiển thị đầy đủ

Mình có bài viết về mô tả Meta description bạn có thể tham khảo qua nha/

Chứa nhiều nội dung không liên quan

Ngoài việc điều chỉnh các trang bị thin content, bạn còn phải đảm bảo phần nội dung trong đó có tính liên kết với nhau. Các trang không liên quan không chỉ không giúp ích gì cho người dùng mà còn làm mất đi hiệu quả những mục khác đang hoạt động tốt nhất trên website của bạn.

Nhưng làm sao để biết được nó lỗi?

  • Bạn cần xem xét lại chiến lược content của bạn, bạn có đang tập trung tạo ra những trang chất lượng hay là đang cố tạo ra thật nhiều trang?
  • Bạn xem số liệu được index từ google và xem những trang nào đang được index, thu thập dữ liệu

Bạn nên tập trung vào chất lượng content bạn đưa ra thay vì chỉ đăng cho đúng số lượng theo kế hoạch.

Internal link là cách giúp bạn liên kết nội dung lại với nhau, những trang có ít nội dung hay nội dung không liên quan thường khó có thể làm được điều này. Các bài viết được liên kết với nhau không chỉ giúp cho Google hiểu hơn về website của bạn mà còn giúp cho website có cấu trúc phân tầng, cải thiện từ khóa, và kéo nhiều từ khóa lên cùng lúc.

Nhưng những internal link nào thì bị coi là lỗi?

  • Bạn xem xét những trang bạn muốn lên top xem thử bạn đã liên kết đến nó hay chưa?
  • Internal link liên kết đến có liên quan đến nội dung hay không?

Sửa lỗi nó bằng cách:

  • Những trang bạn muốn lên top hãy tạo thêm nội dung cho nó bằng cách sử dụng content có sẵn để liên kết đến hoặc tạo ra nội dung mới
  • Đừng quá nhồi nhét số lượng liên kết, hãy làm cho nó tự nhiên nhất có thể

Chưa xử lý hết lỗi 404 not found

Lỗi 404 ảnh hưởng lớn đến người dùng - tndigi việt nam
Lỗi 404 ảnh hưởng lớn đến người dùng

404 là lỗi khiến cho các bot tìm kiếm hạn chế quá trình thu thập nội dung trên website bạn, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy xử lý sớm nhất có thể.

Những trang 404 sẽ thật sự ảnh hưởng nếu như:

  • Nhận được lượng lớn liên kết nội bộ hoặc organic traffic
  • Có liên kết bên ngoài trỏ đến
  • Có liên kết nội bộ trỏ đến

Để khắc phục, bạn cần xóa và điều hướng vĩnh viễn 301 đến liên kết khác có cùng nội dung hoặc nội dung tương tự.

>> Bài viết “Redirect 301 là gì” có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Còn có nhiều lỗi khác như: ALT text, text link

Còn bạn thì sao, bạn còn biết những lỗi khác mà mình chưa đề cập đến hay không? đừng ngần ngại để lại bình luận để bài viết được hoàn thiện hơn nhé!

Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Bài viết Tổng hợp 9+ lỗi kỹ thuật trong SEO thường gặp nhất sử dụng từ khóa để tìm kiếm là: Lỗi kỹ thuật trong SEO - TN Digital
Vote bài viết:
5/5 (1 votes)

Để lại đóng góp ý kiến hoặc "chê" mạnh mẽ vào bài viết nào!