SEO Audit là gì - TNDIGI Việt Nam Từ khóa tìm kiếm cho: SEO Audit là gì? Cách Audit tổng thể cho website : SEO audit là gì, Audit website, Đánh giá tình trạng website,

Chỉ mất khoảng 6 phút để nắm hết nội dung!

Votes:
5/5 (1 votes)
0 comments
SEO Audit là gì? Cách Audit tổng thể cho website

SEO Audit là quá trình đáp ứng bất kì tiêu chuẩn nào cũng phải có, mục đích là xác định chính xác các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm. Nhưng SEO Audit là gì? Vì sao cần Audit? Cùng TNDIGI tìm hiểu trong bài viết này nhé.

SEO Audit là gì?

SEO Audit là quá trình đánh giá tình trạng website đã và đang được tối ưu như thế nào. Việc đánh giá này dựa trên các tiêu chí liên quan như nội dung, onpage, offpage.

Công việc này giống như việc khám bệnh cho website nhằm kiểm tra và đưa ra phương án tối ưu website nhanh chóng nhất. Khi thực hiện Audit đúng cách, bạn sẽ có cách nhìn tổng quan về website, lưu  lượng truy cập, phân tích từ khóa, các khía cạnh kỹ thuật của website…

Khi nào nên Audit website

Có nhiều thời điểm để thực hiện, nhưng chung quy lại sẽ có 3 thời điểm chính:

Khi triển khai dự án

Có nghĩa là bạn cần làm gì, chiến lược như thế nào. Đưa ra kế hoạch rõ ràng bạn sẽ thiết lập được chiến lược rõ ràng, mục tiêu chính xác.

Đầu mỗi giai đoạn quan trọng

Giai đoạn này có thể là mỗi quý, mỗi tháng, hay mỗi khi website phát triển thêm nội dung mới. Audit website sẽ giúp bạn hiểu rõ được hiệu suất của giai đoạn trước như thế nào, xem xét được khi audit sẽ có gì khác biệt so với những giai đoạn trước đó. Nếu có vấn đề cần điều chỉnh lại cho hợp lý.

Khi website có hiện tượng bất kỳ

Nhất là khi bạn thấy lưu lượng truy cập bị giảm. Nếu như website bạn nhỏ thì bạn không nên quá lạm dụng audit, tập trung vào công việc quan trọng thay vì số liệu thống kê. Nếu website trung bình hoặc lớn bạn cần audit kịp thời để phát hiện, khắc phục các vấn đề tồn đọng trên website.

Lời khuyên khi Audit website

Những điều nên làm

Bạn cần audit một cách toàn diện, từ cấu trúc, nội dung, hình ảnh, khả năng hiển thị SEO. Audit hoàn thiện sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về những gì đang xảy ra trên website.

Audit phải dễ hiểu, bạn cần liên kết các vấn đề lại với nhau để tìm hiểu sự cố ảnh hưởng đến SEO, từ đó đưa ra giải pháp để cải thiện và tăng doanh thu trở lại.

Bạn cần vạch ra kế hoạch khả thi, lộ trình rõ ràng để xử lý. Quan trọng nhất là phát hiện được những lỗi mà website đang mắc phải, đưa ra hướng giải quyết.

Không nên làm

Bạn không nên gấp gáp, bạn phải xác định đúng lý do để xử lý, quán tình xử lý có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần.

Bạn không nên áp dụng 2 tiêu chuẩn SEO cho tất cả website, phụ thuộc vào quy mô, mục đích mà website được tạo ra.

>> Xem thêm: Dịch vụ quản trị website tối ưu

Các thành phần cần Audit trên website

Checklist audit website - tndigi việt nam
Checklist Audit website

Phân tích kỹ thuật

Bạn cần xác định xem website bạn có đang thật sự hoạt động bình thường hay không, để chắc chắn điều này, bạn sẽ biết được:

Khả năng tiếp cận: Nghĩa là khả năng công cụ tìm kiếm và người dùng có thể tiếp cận với website của bạn, sẽ vô nghĩa nếu như website bạn không thể hiển thị với khách truy cập tiềm năng. Bạn sẽ kiểm tra:

  • Kiểm tra tệp robot.txt và các thẻ meta robot bởi chúng có thể làm hạn chế quyền truy cập vào một số khu vực nhất định trên website
  • Kiểm tra các sơ đồ XML giúp  tạo ra bản đồ chỉ dẫn cho các trình thu thập thông tin trên trang web
  • Kiểm tra cấu trúc website tổng thể, cấu trúc ổn định sẽ giúp người truy cập đến được trang con chỉ bằng một vào cú click
  • Cải thiện tốc độ website trên các thiết bị để tăng trải nghiệm người dùng

Khả năng index: Khi đã đảm bảo được các vấn đề trên thì bạn cần kiểm tra xem trang bạn có được index hay không. Nếu như không được index thì có thể do:

  • Bị Google sandbox, Google sandbox thường bị ảnh hưởng so với website mới
  • Bị Google phạt, nguyên nhân có thể do Google đã áp dụng hình phạt khi phát hiện ra vấn đề về khả năng tiếp cận của website. Tuy nhiên nếu bạn thật sự bị phạt thì Google sẽ gửi thông báo đến tài khoản quản trị website, khi đó bạn cần xác định lý do bị phạt, khắc phục sự cố và yêu cầu xem xét lại

Onpage SEO

Kiểm tra các vấn đề chung chung: Bạn cần đảm bảo tất cả nội dung đều hữu ích với người dùng, và phải liên quan đến nội dung chính trên website. Nói cách dễ hiểu thì nội dung cần xoay quanh chủ đề chính, như thế sẽ khuyến khích khách truy cập đọc nội dung tiếp theo.

Kiểm tra vấn đề từng trang con: Cấu trúc và cách mà mỗi trang được viết như thế nào, nội dung sẽ quyết định đến thứ hạng.

  • URL của mỗi trang phải thật sự rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ và không chứa các ký tự đặc biệt
  • Nội dung cần trên 500 từ, có tính độc đáo, chứa từ khóa và dễ đọc
  • Các liên kết gắn trên trang cần thật sự liên quan, phù hợp và uy tín
Checklist tối ưu onpage bài viết - tn digi việt nam
Tối ưu Onpage website

Offpage SEO

Offpage bắt đầu với việc xây dựng các liên kết đến website, khiến bạn trở nên hoàn hảo hơn với Google.

Xếp hạng website, vị trí từ khóa, lưu lượng truy cập chính là minh chứng cho thành quả của bạn.

Phân tích Offpage khiến bạn biết được người dùng phản ứng như thế nào khi truy cập vào website của bạn. Nếu bạn nhận được nhiều liên kết trỏ về nhưng tương tác không được cải thiện thì có thể bị Google gắn cờ đỏ website.

Phân tích từ khóa

Cuối cùng là phân tích từ khóa. Phân tích từ khóa và phân tích đối thủ có vai trò tương tự nhau. Phân tích từ khóa là đơn vị nhỏ nhất trong SEO. Khi bạn phân tích từ khóa là lúc bạn đang phân tích đối thủ cạnh tranh của mình.

Bạn đang xem bài viết: SEO Audit là gì? Cách Audit tổng thể cho website

Còn bạn thì sao?

Bạn đã nhớ hết nội dung bài viết chưa? Có điểm nào bạn chưa hiểu?

Bạn thấy nội dung nào chưa hợp ý, hãy góp ý để cùng TNDiGi phát triển bài viết hơn nữa nhé!

"Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận."
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong công việc và cuộc sống.
Hãy luôn cố gắng để tốt hơn ngày hôm qua nhé, chúc bạn thành công!
Bản quyền thuộc về TNDigi Digital Marketing
Vote bài viết:
5/5 (1 votes)